Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số được quy định tại điều 24 Luật tố tụng hình sự năm 2015. Nội dung nguyên tắc này thể hiện: Quá trình xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán hoặc ba hội thẩm. Đối với những vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm. Trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn thì chỉ do một thẩm phán xét xử.
Xét xử tập thể là đòi hỏi của nền tư pháp dân chủ và thực tiễn xà hội tiến bộ. HĐXX biểu quyết theo đa số. Quyết định được đưa ra là căn cứ trên kết quả thảo luận của tập thể HĐXX, chứ không phải là ý kiến của một cá nhân nào. Các
thành viên HĐXX xem xét đánh giá về từng vấn đề, rồi biểu quyết lấy ý kiến đa số về quyết định hình phạt, về trách nhiệm dân sự....
Tuy việc xét xử là tập thể, nhưng vai trò của Thầm phán chủ tọa phiên tòa là quan trọng nhất. Thẩm phán giữ vai trị chủ động trong việc xét xử. Tính chủ động của Thẩm phán thể hiện trong việc điều khiển phiên tòa và trong việc nghị án. Thẩm phán có thể phân tích, giải thích pháp luật, phân tích, đánh giá về chứng cứ để cho các hội thẩm tham khảo rồi biểu quyết theo đa số.
Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ, cơng bằng trong xét xử. Mặc dù Thẩm phán có vị trí và vai trị quan trọng, nhưng mọi quyết định của Thẩm phán cần phải được kiểm tra, chế ước bởi nguyên tắc xét xử tập thể. Khi thực hiện chức năng xét xử, Thẩm phán không phải được trao quyền lực tuyệt đối, mà mọi vấn đề đều được xem xét và quyết định bởi tập thể HĐXX. Tuy nguyên tắc này có chế ước quyền của Thẩm phán, nhưng khơng vì thế mà hạ thấp vai trò của Thẩm phán mà còn nâng cao vị thế của Thẩm phán, bởi lẽ thông qua nguyên tắc xét xử tập thể thì những phán quyết sẽ được đảm bảo tính đúng đắn cao hơn và thơng qua đó tạo được mềm tin lớn hơn ở xã hội, góp phần nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm phán.
Kết luận chương II
Tại chương 2, tác giả đã đi sâu phân tích địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Đặc biệt, tác giả làm rõ sự thay đổi của BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003 về các quy định địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự để người đọc thấy rõ sự cố gắng hoàn thiện của Nhà nước ta đối với vấn đề pháp lý về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự, làm sao đạt được hiệu quả áp dụng tốt nhất, đóng góp vai trị trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm.
CHƯƠNG III