Địa vị của Thẩm phán đối với trình tự xét hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 67 - 70)

- Thứ nhất: Thủ tục định giá đối với những vụ án mà giá trị tài sản bị xâm

3.3.4. Địa vị của Thẩm phán đối với trình tự xét hỏi.

Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì luật không quy định phải hỏi ai trước, ai sau. Tùy từng vụ án, thẩm phán chủ toạ phiên tồ sẽ có kế hoạch xét hỏi hợp lý trên cơ sở nội dung từng vụ án cụ thể cũng như thái độ khai báo của người tham gia tố tụng. Quy định trên vơ hình chung làm cho Hội đồng xét xử mất đi vai trò là một vị “trọng tài” khách quan xem xét, đánh giá chứng cứ, lập luận của các bên (bên buộc tội và bên gỡ tội) để đưa ra những nhận định khách quan về vụ án. Thực tiễn xét xử cho thấy mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự có quy định Kiểm sát viên tham gia xét hỏi nhưng trên thực tế Kiểm sát viên hoàn toàn chưa chủ động xét hỏi, nếu có thì cũng chỉ mang tính chất bổ sung cho những câu hỏi của Thẩm phán chủ toạ phiên toà và thông thường Kiểm sát viên sẽ hỏi để nhằm mục đích bảo vệ bản cáo trạng của mình là đúng và việc buộc bị cáo có tội là có căn cứ.

Điều 307 Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung trách nhiệm của thẩm phán chủ tọa phiên tòa về điều hành xét hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Quy định này được đánh giá là phù hợp với từng vụ án và diễn biến cụ thể tại các phiên tòa xét xử, bảo đảm cho hoạt động tranh tụng được thực hiện ngay trong phần xét hỏi tại phiên tòa. Tuy nhiên, quy định này đã làm tăng vai trò của thẩm phán chủ tọa phiên tịa, ít nhiều làm lu mờ vai trò của kiểm sát viên với tư cách là chủ thể buộc tội tại phiên tòa. Điều này chưa phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, tăng tính tranh tụng và bảo đảm nguyên tắc tranh tụng tại phiên tịa. Bên cạnh đó, nó có thể làm lẫn lộn các chức năng tố tụng. Tác giả cho rằng, thẩm phán chủ tọa phiên tòa nên tập trung vào nhiệm vụ dẫn dắt phiên tranh tụng, chỉ nên hỏi bổ sung và sau cùng, nếu thấy cần thiết. Nếu hội đồng xét

xử và thẩm phán chủ tọa phiên tòa đảm trách việc hỏi, công bố lời khai, vật chứng, tài liệu để buộc tội thì vơ hình trung, thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã đứng về phía cơ quan buộc tội. Cách làm này của thẩm phán chủ tọa phiên tịa sẽ khơng tránh được định kiến là buộc tội và thiên vị (hỏi để buộc tội), cũng như sẽ gây bất lợi cho bị cáo và làm cho phiên tranh tụng thiếu tính khánh quan, cơng bằng. Trong phiên tòa, trách nhiệm xét hỏi chính thuộc về kiểm sát viên - người giữ vai trị buộc tội.

Có thể nói rằng, ở giai đoạn tranh tụng, thủ tục xét hỏi và tranh luận đóng vai trị quan trọng nhất. Bởi lẽ, quá trình chứng minh làm rõ sự thật khách quan của vụ án phụ thuộc rất lớn vào phần xét hỏi.

Đổi mới thủ tục xét xử và đổi mới phiên tòa theo hướng tăng cường yếu tố tranh tụng là mục tiêu lớn của quá trình cải cách tư pháp ở nước ta, nhưng quy định này của Bộ luật TTHS năm 2015 vẫn chưa tạo ra được sự chuyển biến căn bản về hoạt động tranh tụng, chưa nâng cao được địa vị pháp lý của thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Về phạm vi xét hỏi. Tại Điều 309, Điều 310 và Điều 311 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định thủ tục xét hỏi đối với bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ, và người làm chứng. Điểm mới trong các quy định này là việc mở rộng phạm vi xét hỏi của thẩm phán chủ tọa phiên tịa. Theo đó, thẩm phán chủ tọa phiên tịa u cầu kiểm sát viên có trách nhiệm hỏi bị cáo về những chứng cứ, tài liệu, đồ vật và các tình tiết khác của vụ án; người bào chữa khơng những được hỏi về các tình tiết liên quan đến việc bào chữa, mà còn được hỏi về các tình tiết khác của vụ án. Quy định này nhằm định hướng mục đích cho điều hành hoạt động xét hỏi của thẩm phán chủ tọa phiên tòa đối với kiểm sát viên và người bào chữa, tránh kéo dài, lan man. Tuy nhiên, việc mở rộng phạm vi xét hỏi

như vậy sẽ gây khó khăn cho thẩm phán chủ tọa phiên tịa trong việc điều hành kiểm sát viên và người bào chữa trong xác định phạm vi xét hỏi vì khơng thể phân biệt rõ ràng được chứng cứ, tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan hoặc khơng liên quan đến buộc tội và bào chữa.

Bộ luật TTHS 2015 gộp chung phần xét hỏi và tranh luận thành phần tranh tụng để phù hợp với yêu cầu của công tác điều hành tranh tụng của thẩm phán chủ tọa phiên tòa tại phiên tòa. Tại Điều 307 Bộ luật TTHS 2015 quy định:

“1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.

2. Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tịa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.

Người tham gia tố tụng tại phiên tịa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.

Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.

3. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.”

Như vậy, theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Khi xét hỏi, thẩm phán chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán (trường hợp Hội đồng 3), Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi. Điều này khẳng định , tại phiên toà xét xử sơ thẩm, địa vị pháp lý của Thẩm phán chủ toạ phiên tồ giữ vai trị là trung tâm, quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 67 - 70)