Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 54 - 56)

PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư tỉnh Hải Dương. Dương.

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm của phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.

Tỉnh Hải Dương bao gồm 10 huyện, 02 thành phố với dân số khoảng 1,8 triệu người, trong đó trên 60% trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ dân số cao (khoảng 84,5%) sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu làm nghề nông.

Thành phố Hải Dương cách Thủ đơ Hà Nội khoảng 60 km về phía Đơng, từ xa xưa được biết đến là vùng đất văn hiến, mảnh đất hiếu học. Trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến, Hải Dương đứng đầu về số tiến sĩ nho học của cả nước với 472 người, trong đó có 11 trạng nguyên. Làng Mộ Trạch, huyện Bình Giang, được tơn phong là “Làng tiến sĩ” với 39 tiến sĩ dưới các triều đại phong kiến. Văn Miếu Mao Ðiền (tỉnh Hải Dương) – Văn Miếu trấn Hải Dương xưa là minh chứng cho truyền thống hiếu học của người xứ Ðông. Nhiều tiến sĩ nho học của Hải Dương là những tác giả nổi tiếng, để lại cho ngày nay hàng trăm tác phẩm có giá trị trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học, văn học, ngoại

giao như: Nguyễn Trãi, Tuệ Tĩnh, Mạc Ðĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Phi Khanh…

Với bề dày truyền thống lịch sử văn hiến như thế, ngày nay, Hải Dương có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hoá lịch sử và lễ hội. Hải Dương hiện có gần 2.000 di tích lịch sử văn hố, trong đó có 125 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như đền thờ Trần Liễu, tượng đài Trần Hưng Đạo, chùa An Phụ, động Kính Chủ, di chỉ Văn Miếu… Đặc biệt là cụm di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc, ở Thị xã Chí Linh. Nơi đây có hàng chục di tích lưu giữ những kỷ niệm về 3 danh nhân trong lịch sử dân tộc là Trần Hưng Ðạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi – danh nhân văn hoá và Nhà giáo Chu Văn An. Ơng Lê Duy Mạnh, Phó Trưởng Ban quản lý khu di tích Cơn Sơn – Kiếp Bạc, cho biết: “Ở khu vực Đông Bắc của tỉnh Hải Dương, Khu di tich Côn Sơn – Kiếp Bạc là mộ trung tâm tơn giáo tín ngưỡng của vùng Đơng Bắc nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng. Đây là địa điểm nằm trên mạch đông bắc từ Thành Thăng Long về Yên Tử, trên con đường hành hương từ kinh đô Thăng Long xưa về Thành địa Phật giáo Yên Tử. Hiện này chùa Côn Sơn năm trên mảnh đất Tam giáo đồng ngun – mảnh đất có di tích chùa Cơn Sơn gắn với Phật giáo, Tổ thứ bà của Phật giáo Trúc Lâm là Huyền Quang; cách 5km là đền Kiếp Bạc, nơi thờ danh nhân quân sự Trần Hưng Đạo, Giáo chủ đạo nội Việt Nam; bên cạnh đó là đền thờ Nhà giáo Chu Văn An, được tôn là Vạn thế suy biền, người thầy mẫu mực của muôn đời, tượng trưng cho đạo nho”.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.652km2, có nhiều tuyến đường bộ (Quốc lộ 5A, 5B, 188, 18..) đường sắt, đường thủy, gần 02 sân bay Nội Bài và Cát Bi. Hải Dương cũng là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh, nhiều nhà máy, nhiều khu công nghiệp được mở rộng. Bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế, dân số thì vấn đề an ninh, trật tự là một trong những yêu cầu

cần thiết và cấp bách của một tỉnh đang phát triển như Hải Dương. Tình hình tội phạm ở tỉnh Hải Dương mỗi năm đều có sự gia tăng. Tình hình tội phạm có diễn biến phức tạp ở Hải Dương bắt nguồn nguyên nhân từ sự khác biệt về văn hóa, sinh hoạt giữa các vùng miền do tình trạng dân nhập cư từ các nơi khác đến, đã làm cho tình trạng an ninh trật tự tại tỉnh Hải Dương thời gian qua hết sức phức tạp, gây lo lắng cho cộng đồng xã hội. Điều này được thể hiện rõ nét qua số liệu thống kê lượng vụ án qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)