Một số giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 70 - 78)

- Thứ nhất: Thủ tục định giá đối với những vụ án mà giá trị tài sản bị xâm

3.4. Một số giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự

giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự

Cần phải khẳng định rằng, mỗi xã hội đều có những điều kiện sinh tồn khác nhau, vì vậy, việc lấy tiêu chuẩn, điều kiện của một xã hội này áp dụng vào xã hội khác đều duy ý chí và khó có thể cho kết quả như mong đợi. Tuy vậy, xuất phát từ quan điểm cho rằng, vẫn tồn tại những tiêu chuẩn mang tính phổ quát, nhất là những điều kiện cơ bản đảm bảo sự độc lập của thẩm phán trong thực thi công vụ.

Về thực trạng độc lập tòa án, thẩm phán ở Việt Nam hiện nay, có thể khẳng định, nhờ sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình đổi mới, cải cách, các điều kiện cơ bản của nền tư pháp độc lập đã được xác lập. Các nguyên tắc tiến bộ, dân chủ của nền tư pháp hiện đại đã hiện diện trong tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án nước ta. Tuy vậy, vấn đề đảm bảo sự độc lập của thẩm phán ở nước ta vẫn chưa được quan tâm thích đáng như đáng ra nó phải có.

Trước hết, đó là vấn đề hành chính hóa tư pháp. Tại Việt Nam, ở khía cạnh nào đó, tịa án cấp huyện được hiểu là tịa án cấp dưới của toàn án cấp tỉnh và ngược lại; tịa án cấp trên có quyền lấy vụ việc của tòa án cấp dưới lên để xét xử trong một số trường hợp cần thiết; Chánh án tòa án của một cấp tịa có nhiều quyền lực trong điều động, biệt phái, luân chuyển... thậm chí là trong cơng tác thi đua, khen thưởng, phân cơng xét xử; Chánh án tịa án cấp tỉnh có nhiều quyền lực trong Hội đồng tuyển chọn thẩm phán cấp tỉnh và huyện; vai trị của chính quyền, đoàn thể địa phương đối với việc lựa chọn, tái bổ nhiệm thẩm phán, hội thẩm nhân dân còn lớn...

Một trong những thực trạng ảnh hưởng không nhỏ đến sự độc lập của thẩm phán đó là an ninh phiên tịa, an ninh cá nhân, thân nhân thẩm phán chưa

thực sự được đảm bảo. Tịa án khơng được trang bị thiết bị bảo vệ cần thiết như máy dò kim loại, vũ khí, camera an ninh, lực lượng bảo vệ tòa án còn yếu và chưa chun nghiệp. Thậm chí, cịn có nhiều cấp tịa trụ sở, phòng xét xử phải đi thuê, mượn địa điểm. Tại nơi cư trú chưa có biện pháp đảm bảo an ninh cần thiết bảo đảm an ninh cá nhân và thân nhân thẩm phán.

Về thu nhập cũng như các đảm bảo nhu cầu vật chất khác của thẩm phán, về cơ bản, hiện chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Mặc dù đã có những điều chỉnh nhằm nâng cao thu nhập của thẩm phán như quy định tăng mức phụ cấp trách nhiệm, nâng cao mức bồi dưỡng phiên tòa, tuy nhiên, vẫn chưa đảm bảo cuộc sống cho cá nhân thẩm phán và gia đình. Cho đến nay, có một thực tế là, nhiều thẩm phán vẫn còn đi thuê nhà, chưa đảm bảo được chỗ ở ổn định, an toàn. Ngoài ra, việc bổ nhiệm thẩm phán theo nhiệm kỳ 5 năm, vai trò của hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử, chưa có tổ chức nghiệp đoàn riêng biệt bảo vệ quyền lợi, nói tiếng nói của thẩm phán... cũng là những yếu tố có tính chất đặc thù nhưng ít nhiều làm ảnh hưởng đến sự độc lập của thẩm phán.

Để có được nền tư pháp với nhiều tính ưu việt như thế, chúng ta cũng đã chú trọng xây dựng chế định TAND tại chương VIII Hiến pháp năm 2013 với nhiều đổi mới quan trọng được hiến định như: vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc và hoạt động của TAND; nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm, bảo đảm tranh tụng tại Tòa án và áp dụng thống nhất pháp luật... Việc xét xử công tâm trên tinh thần thượng tôn pháp luật sẽ giúp chấm dứt các hiện tượng tiêu cực lâu nay trong đời sống tư pháp: vi phạm quyền con người, xâm phạm lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức... dẫn đến xử oan, xử sai. Trong xét xử, điểm mấu chốt quan trọng là phải bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình, trong đó luật sư và những người tham gia tố tụng có quyền trình bày

hết ý kiến, tơn trọng hơn nữa vai trị của luật sư tại phiên tịa. Các phán quyết của Tồ án phải phải dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tịa và dựa trên các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra công khai, mới tránh được việc kết án oan người khơng có tội và xét xử sai đối với các tranh chấp. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của Thẩm phán cũng có mối liên hệ chặt chẽ với tính độc lập của họ. Một Thẩm phán yếu về chuyên môn và tư cách đạo đức thường khơng giữ được tính độc lập trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này, Tịa án các cấp phải xây dựng, củng cố, duy trì được đội ngũ cán bộ trong sạch, có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, có phẩm chất đạo đức và có sự cơng tâm của người làm nghề xét xử. Kết quả của một vụ án đã đưa ra xét xử đúng pháp luật hay oan, sai đều xuất phát từ phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước. Nếu những người làm công tác xét xử không vô tư, khách quan, công tâm; luôn bị chi phối bởi thành tích cá nhân, lợi ích vật chất hay bị áp lực bởi cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đó thì khơng thể đưa ra những phán quyết công minh để người dân “tâm phục, khẩu phục” và xã hội đồng tình. Bộ máy Tịa án có trong sạch, vững mạnh, liêm chính hay khơng thì khơng phải tự thân từ bộ máy ấy tạo ra điều đó mà phụ thuộc vào ý thức và hoạt động nghề của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ trong toàn ngành. Nếu họ giữ vững tinh thần “chí cơng, vơ tư”, thượng tơn pháp luật, đạo đức chuẩn mực, liêm khiết, đề cao nguyên tắc tranh tụng trong xét xử thì sẽ khơng cịn các vụ án oan, sai. Để chống oan, giảm sai trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng, kiện tồn đội ngũ cán bộ, Thẩm phán có đức, có tài là mục tiêu trọng tâm và cũng là hướng đi đúng của hệ thống Tịa án. Như vậy, liêm chính tư pháp đó chính là địi hỏi về một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dấn thân cho việc bảo vệ lẽ phải và cơng lý, đúng như Bác Hồ đã từng nói “Phụng cơng, thủ pháp, chí cơng, vơ tư”. Một điểm nữa cần củng cố để nêu cao tinh thần

“dưỡng liêm” cho các Thẩm phán là việc cần phải thay đổi chế độ đãi ngộ đối với họ. Hiện nay mức lương của Thẩm phán khá thấp so với nhu cầu đời sống sinh hoạt hàng ngày và tích lũy. Pháp luật hiện nay cũng chưa có các quy định cụ thể về quyền miễn trừ của Thẩm phán. Ở các nước trên thế giới vấn đề miễn trừ trách nhiệm đối với Thẩm phán được quy định ngay trong Hiến pháp. Sự thiếu vắng những quy định này có thể gây rủi ro cho các Thẩm phán trong hoạt động nghề nghiệp và vì vậy ảnh hưởng đến việc xét xử độc lập của họ… Như vậy có thể thấy rằng, để có một Tịa án liêm chính, bảo vệ cơng lý, sự độc lập của Tịa án, Thẩm phán, đã được các thiết chế ghi nhận, song việc áp dụng trên thực tế là cả một quá trình. Những năm qua, với vai trị, nhiệm vụ của mình, Tịa án đã tiệm cận đến góc độ thực sự là cán cân công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền. Để Tòa án thực sự là nơi người dân đặt niềm tin vào cơng lý thì song song với việc đào tạo đội ngũ cán bộ, cần phải quan tâm đến chế độ “dưỡng liêm” cho các Thẩm phán nói riêng và cán bộ cơng chức Tịa án nói chung.

Những vấn đề nêu trên thực tế chỉ là những tồn tại cơ bản nhưng đã và đang có những tác động khơng hề nhỏ lên những quyết định của thẩm phán trong quá trình thực thi cơng vụ bảo vệ cơng lý. Với mong muốn thực hiện hiệu quả hơn nữa công cuộc cải cách tư pháp, thiết nghĩ cần thiết phải xem xét một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh đổi mới mơ hình tổ chức hệ thống tịa án theo hướng

tòa án phải là một hệ thống độc lập thực thi quyền tư pháp sao cho trong tổ chức và hoạt động của mình, các tịa án độc lập với các cơ quan lập pháp, hành pháp, với chính quyền và hệ thống chính trị địa phương nơi tòa án đặt trụ sở. Về cơ bản, tác giả bày tỏ sự đồng tình với mơ hình tổ chức tịa án tách khỏi đơn vị hành chính lãnh thổ như trong Chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49/ NQ-

TW, tuy nhiên, cần chú ý đến tính thực chất của sự độc lập về tổ chức và chức năng của các tòa án và các cấp tịa.

Thứ hai, hồn thiện cơ sở pháp luật đảm bảo sự độc lập của thẩm phán.

Hiện nay, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta khơng có một văn bản luật nào quy định về địa vị pháp lý, những đảm bảo pháp lý cũng như những biện pháp bảo vệ, quan tâm đến thẩm phán. Nếu có chăng chỉ là những văn bản dưới luật. Thật khó cho tịa án nếu vấn đề tài chính của tịa án, thu nhập thẩm phán,... lại được quyết định bởi Chính phủ hay các cơ quan thực thi quyền hành pháp khác.

Thứ ba, cần xác lập nguyên tắc - quyền xét xử chỉ thuộc về thẩm phán.

Việc thành lập các tòa án đặc biệt hay “lấy án” lên trên cần phải được bãi bỏ để đảm bảo sự độc lập của tịa án nói chung và thẩm phán nói riêng.

Thứ tư, cải cách chế độ lương và đảm bảo vật chất khác cho thẩm phán.

Thiết nghĩ việc dùng chế độ lương, thưởng theo mơ hình cải cách ở Liên bang Nga như đã phân tích ở trên thay cho chế độ hệ số lương và phụ cấp trách nhiệm hay chế độ “bồi dưỡng” phiên tòa như hiện nay sẽ rất hợp lý. Thẩm phán phải có chế độ lương thưởng riêng để xứng đáng với địa vị cao quý và trách nhiệm nặng nề của họ. Thiết nghĩ, cần bỏ ngay chế độ “bồi dưỡng phiên tịa” bởi điều này dễ làm tầm thường hóa và thậm chí tạo cảm giác “chấm cơng” trong hoạt động đầy ý nghĩa - bảo vệ công lý. Thẩm phán không làm việc chỉ để được trả công mà Nhà nước có nghĩa vụ thưởng bằng lương xứng đáng cho những cống hiến, địa vị cao quý và trách nhiệm nặng nề của họ. Ngồi ra, trong bối cảnh chính sách nhà ở xã hội hiện nay, việc có những chế độ đãi ngộ phù hợp về nhà ở cho những thẩm phán có nhu cầu bức thiết là điều cần thiết và hồn tồn có thể thực hiện được.

Thứ năm, tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh cá nhân, an tồn tính

mạng, sức khỏe cho thẩm phán và gia đình cũng như các biện pháp tăng cường an ninh trụ sở tòa án, phiên xét xử, nơi lưu giữ hồ sơ, tài liệu chứng cứ vụ án. Việc xem xét những giải pháp của Liên bang Nga, nhất là phân công lực lượng chức năng bảo vệ phiên tòa, tòa án, bảo vệ tư gia thẩm phán, hay trang bị cho thẩm phán nút bấm an ninh bỏ túi có kết nối với trung tâm cảnh báo an ninh... là những biện pháp không quá tốn kém và có thể thực hiện khơng mấy khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

Thứ sáu, đổi mới cơ chế bổ nhiệm, sử dụng thẩm phán và mở rộng nguồn

thẩm phán. Việc kéo dài thời gian bổ nhiệm lên 10 năm (thậm chí lâu hơn) hoặc bổ nhiệm suốt đời cũng là phương án tốt đảm bảo sự độc lập của thẩm phán. Ngoài ra, cần mở rộng nguồn thẩm phán giúp cho các thẩm phán đỡ bị “lệ thuộc” vào các “thầy hướng dẫn” hoặc “người đào tạo” mình như từ nguồn thư ký tịa như hiện nay. Thiết nghĩ việc bổ sung nguồn thẩm phán từ các luật sư giỏi, có uy tín khơng chỉ cung cấp lực lượng chun mơn cao cho tòa án mà cịn bởi giới luật sư thường có tư duy pháp quyền, tư duy gỡ tội, tư duy tranh biện và bảo vệ con người - điều này phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp hiện nay.

Có thể còn nhiều những kiến nghị khác, tuy nhiên, từ kinh nghiệm của nước Nga và với sự xem xét nghiêm túc những điều kiện của Việt Nam, tác giả cho rằng, những gợi ý nêu trên rất đáng được lưu ý, bàn bạc để giúp cho công cuộc cải cách tư pháp của chúng ta đi đến thắng lợi, đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân. Trong nền tư pháp ấy, thẩm phán phải là nhân vật trung tâm và được đảm bảo tốt nhất để được độc lập trong thực thi công vụ, bảo vệ công lý, công bằng và trật tự xã hội.

Nội dung của chương này, tác giả đã nêu rõ thực tiễn địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Đi kèm với việc phân tích địa vị pháp lý của Thẩm phán, nêu ra những hạn chế còn tồn tại, tác giả đã nêu ra nhiều giải pháp để nâng cao, tăng cường địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự, từ đó góp phần khơng nhỏ trong cơng tác phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự để tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển văn hoá, kinh tế xã hội, chính trị đất nước.

KẾT LUẬN

Thẩm phán là một nghề cao quý, giữ trung tâm trong nhiệm vụ xét xử, nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết, thực thi nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, vì vậy được nhân dân và tồn xã hội cần phải tôn trọng. Việc cá nhân nỗ lực phấn đấu để được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán là niềm tự hào, là mục tiêu mà hầu hết những cơng chức trong ngành Tịa án đều phấn đấu để đạt được. Nhiệm vụ càng quan trọng, càng có trọng trách cao cả thì áp lực đè nặng cũng là điều không thể tránh khỏi.

Trong tình hình hiện nay khi tiến trình cải cách tư pháp được thực hiện mạnh mẽ, địa vị pháp lý của Thẩm phán cần phải được nâng lên nhằm đảm bảo thực hiện việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự đúng theo quy định khơng bỏ lọt, làm oan sai người vơ tội thể hiện tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật. Khi tình hình tội phạm ngày càng tăng, tính chất ngày càng phức tạp, nguy hiểm, thì cơng tác xét xử của Tịa án, của Thẩm phán ngày càng nặng nề, việc quy định về trách nhiệm của những người làm công tác xét xử ngày càng chặt chẽ. Ngành Tòa án và Thẩm phán hiện nay đang chịu nhiều áp lực.

Trước những yêu cầu đó, việc nâng cao hơn nữa địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự nhất là trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là điều kiện quan trọng để nâng cao kết quả giải quyết án hình sự, góp phần trong cơng tác phịng chống tội phạm.

Trên đây là luận văn của tác giả nghiên cứu về đề tài “Địa vị pháp lý của

Thẩm phán trong giải quyết sơ thẩm vụ án hình sự trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay”. Tác giả nhận thấy bản luận văn này sẽ khơng tránh

khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết nên tác giả mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của q Thầy, Cơ và những người nghiên cứu để hoàn thiện luận văn này cho tốt hơn. Xin chân trọng cảm ơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)