Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử tại phiên toà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 41 - 48)

toà.

Hoạt động phiên toà xét xử sơ thẩm là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong tố tụng hình sự. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội cũng như quyền lợi chính đáng của cơng dân việc xét xử vụ án hình sự có thể phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Thông thường, xét xử sơ thẩm là bắt buộc đối với mọi vụ án hình sự. Trên cơ sở Cáo trạng của Viện kiểm sát chuyển sang, Thẩm phán cấp sơ thẩm lần đầu tiên đưa vụ án ra xem xét cơng khai tại phiên tồ. Thủ tục tố tụng tại phiên tồ hình sự sơ thẩm được hiểu là quá trình giải quyết một vụ án theo một trình tự nhất định được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự do Thẩm phán sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án , lần đầu tiên đưa vụ án hình sự ra xem xét cơng khai tại phiên tồ nhằm đưa ra bản án, quyết định xét xử đúng người, đúng tội.

Phiên tịa sơ thẩm có tính quyết định của tồn bộ giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Nếu ở khâu chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì nhiệm vụ, quyền hạn thuộc về Thẩm phán chủ tọa phiên tòa còn ở phiên tòa sơ thẩm thì nhiệm vụ, quyền hạn thuộc về Hội đồng xét xử là chủ yếu, hoạt động tố tụng trong giai đoạn này mang tính tập thể. Hội đồng xét xử có thể quyết định những vấn đề mới phát sinh như thay đổi người tiến hành tố tụng, hỗn phiên tịa… Tuy nhiên, bên cạnh những quyết định mang tính tập thể thì Thẩm phán chủ tọa phiên tịa mới có quyền điều khiển phiên tịa và có quyền quyết định xử phạt những người vi phạm nội quy phiên tòa.

- Thứ nhất: Thực tiễn xét xử nhận thấy phần thủ tục phiên tòa rất quan trọng, nếu phần thủ tục làm tốt thì các phần khác sẽ thuận lợi nhưng thường khơng ít trường hợp thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử lý lúng túng, khơng chính xác trong phần này dẫn đến hậu quả nhiều bản án bị hủy không cần thiết. Thủ tục bắt đầu phiên toà được quy định từ điều 300 đến điều 305 BLTTHS năm 2015. Đây là một thủ tục có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình xét xử một vụ án hình sự. Muốn có một phiên tồ diễn ra đúng quy định của pháp luật, chiếm được lòng tin của nhân dân địi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết cho việc mở phiên toà. Các điều kiện bao gồm phải đảm bảo thành phần tham gia phiên toà đủ về số lượng, những người tiến hành tố tụng thực sự vô tư, khách quan, đủ các chứng cứ, tài liệu cần được xem xét trực tiếp tại phiên toà và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng

- Thứ hai: Việc xét hỏi tại phiên toà là một bước rất quan trọng trong quá trình xét xử. Thực chất của việc xét hỏi tại phiên tồ chính là Thẩm phán tiến hành cuộc điều tra công khai để kiểm tra lại các kết quả mà cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã thu thập được thông qua việc xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng, xem xét các vật chứng, tài liệu nhằm làm sáng tỏ mọi tình tiết

của vụ án. Về trình tự xét hỏi được quy định từ Điều 306 đến Điều 318 BLTTHS năm 2015. Chủ tọa phiên tòa là người điều khiển việc xét hỏi, áp dụng các biện pháp được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định để nghiên cứu các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, nhằm xác định sự thật của vụ án, đồng thời loại bỏ những tình tiết khơng liên quan đến vụ án, Hội đồng xét xử chỉ được lấy những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa để làm căn cứ khi ra bản án, quyết định.

- Thứ ba: Thủ tục tranh luận tại phiên toà là một thủ tục quan trọng, cần thiết trong hoạt động xét xử của Toà án, là cơ sở để Toà án giải quyết vụ án một cách khách quan, tồn diện, chính xác. Tranh luận được bắt đầu bằng lời luận tội của kiểm sát viên. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, sau khi kiểm sát viên trình bày lời luận tội thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tồ. Sau đó, bị cáo hoặc người bào chữa của bị cáo trình bày lời bào chữa. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến để bảo vệ quyền lợi của mình. So với BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 bổ sung điểm mới cho phép “ người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên tồ khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án.”. Sau khi những người tham gia tranh luận khơng trình bày gì thêm, chủ toạ phiên tồ tun bố kết thúc tranh luận và cho phép bị cáo nói lời sau cùng

- Thứ tư, thủ tục Nghị án được quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2016. Nghị án là hoạt động tố tụng do Hội đồng xét xử thực hiện trong quá trình xét xử vụ án bằng cách Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận

và quyết định giải quyết các vấn đề có ý nghĩa quan trọng của vụ án. Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Điều luật quy định chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Hội đồng xét xử tiến hành việc nghị án trong phịng riêng. Khơng ai được tiếp xúc với Hội đồng xét xử, không được vào phịng nghị án cũng như có những tác động khác lên q trình nghị án. Xuyên suốt quá trình xét xử tại phiên tồ, Thẩm phán là yếu tố nịng cốt để làm rõ các vấn đề cần được chứng minh của vụ án hình sự.

- Thứ năm, sau khi đã nghị án xong, Hội đồng xét xử quay trở lại phòng xử án để thực hiện việc tuyên án, Thẩm phán chủ toạ yêu cầu mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi chủ toạ phiên toà hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Tuy nhiên, trong trường hợp bản án dài, chủ toạ phiên tồ có thể cho phép mọi người ngồi xuống nghe tuyên án. Đối với bị cáo thì phải đứng nghe toàn bộ trừ trường hợp bị cáo có vấn đề sức khoẻ và có u cầu thì chủ toạ phiên tồ có thể cho phép bị cáo ngồi nghe. Hội đồng xét xử có thể giải thích thêm cho bị cáo hiểu về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Thực tiễn xét xử cho thấy các quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục tố tụng tại phiên tồ hình sự sơ thẩm nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động xét xử, góp phần nâng cao vị thế của Thẩm phán, bảo vệ hữu hiệu lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Thể hiện ở việc hàng năm Toà án đã giải quyết tương đối nhiều vụ án, số án tồn đọng đã giảm đi đáng kể.

Nếu vai trị của Thẩm phán trong phiên tồ sơ thẩm, thường có vai trị thụ động, rất ít khi hoặc khơng tham gia thẩm vấn mà chỉ là người điều khiển phần thẩm vấn cũng như phần tranh tụng của các bên. Do Tịa án khơng biết trước hồ sơ vụ án, nên sự tranh tụng giữa hai bên là nội dung chủ yếu của phiên tòa và

nhiệm vụ của các bên trong q trình tranh tụng là thuyết phục Tịa án mà đại diện là Thẩm phán tại phiên tịa chấp nhận u cầu của mình. Cịn đối với vai trị của Thẩm phán trong tố tụng xét hỏi (thẩm vấn) thì lại khác. Trong tố tụng thẩm vấn thì Thẩm phán là người có vị trí trung tâm trong q trình giải quyết các vụ án hình sự so với những người tiến hành tố tụng khác, đồng thời Thẩm phán còn là người giữ vai trị quyết định trong hoạt động xét xử. Chính vì vậy, so sánh với Tố tụng tranh tụng khi vai trò của Thẩm phán được đề cao và nắm giữ vai trị quyết định thì các chức năng buộc tội và bào chữa tồn tại khá mờ nhạt và thụ động. Thẩm phán là người có trách nhiệm tìm ra sự thật trên cơ sở các sự việc, tài liệu, chứng cứ đã được thu thập có trong hồ sơ vụ án, các Thẩm phán sẽ thực hiện trực tiếp việc thẩm vấn các nhân chứng một cách tích cực chứ khơng phải Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tịa và luật sư bào chữa. Chính vì vai trị của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa theo tố tụng thẩm vấn được đề cao như vậy, nên Thẩm phán vừa là người tiến hành tố tụng, vừa là người điều khiển toàn bộ hoạt động tố tụng tại phiên tòa của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khác. Để thực hiện chức năng của mình, trước khi mở phiên tòa xét xử Thẩm phán phải lập kế hoạch xét hỏ, dự kiến xét hỏi những người tham gia tố tụng tại phiên tịa. Theo quy định tại Điều 207 về trình tự xét hỏi thì “khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội

thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự…”. Do vậy, Thẩm phán chủ tọa phiên tịa phải xác định được dầy đủ

các tình tiết về từng sự việc, từng hành vi phạm tội và các tình tiết khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý. Thơng thường, khi xét hỏi tại các phiên tịa các thẩm phán phải căn cứ vào các tình tiết của vụ án đã được cơ quan điều tra thu thập có trong hồ sơ để có những kế hoạch xét hỏi khác nhau như:

- Đối với vụ án chỉ có một bị cáo bị truy tố về một tội danh thì việc xét hỏi cần tập trung làm rõ các tình tiết là yếu tố định tội, các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng mà Viện kiểm sát truy tố, các tình tiết là yếu tố gỡ tội, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các tình tiết liên quan đến trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng.

- Đối với vụ án tuy chỉ có một bị cáo những lại bị truy tố theo nhiều tội danh khác nhau, thì việc xét hỏi cần theo một trình tự như: xét hỏi hết hành vi phạm tội này, rồi chuyển qua xét hỏi tới hành vi phạm tội khác, lần lượt cho đến hết các hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố song cũng cần làm rõ tất cả các tình tiết liên quan đến vụ án như trường hợp trên.

- Đối với vụ án có nhiều bị cáo, bị truy tố về một tội danh hoặc nhiều tội danh khác nhau thì cần thẩm vấn từng bị cáo một về hành vi phạm tội hoặc xét hỏi từng bị cáo về từng tội danh như xét hỏi đối với trường hợp bị một bị cáo bị truy tố một tội. Tuy nhiên, đối với trường hợp nhiều bị cáo bị truy tố cùng một tội, thì khi xét hỏi cần phải làm rõ sự liên quan đến nhau của các bị cáo, cũng như vai trò của từng bị cáo trong vụ án…

Trong quá trình điều khiển việc xét hỏi, sau khi Thẩm phán đã hỏi xong, thì Thẩm phán phải thường xuyên theo dõi việc xét hỏi tiếp tục của những người tiến hành tố tụng khác, nếu thấy câu hỏi có tính chất mớm cung, ép cung hoặc những câu hỏi có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật điều tra, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người thì có quyền u cầu người hỏi đặt lại câu hỏi hoặc yêu cầu người trả lời khơng trả lời câu hỏi đó. Trong trường hợp cần thiết phải công bố lời khai tại Cơ quan điều tra, nếu người được lấy lời khai nại ra rằng họ buộc phải khai là do Điều tra viên, Kiểm sát viên ép cung, mớm cung, dùng nhục hình nên mới khai như vậy, thì Thẩm phán có thể cho gọi Điều tra viên, Kiểm sát viên đến phiên tòa để đối chất. Nếu người được lấy lời khai đưa

ra được những bằng chứng, nhân chứng để chứng minh rằng lời khai của họ tại Cơ quan điều tra là sai thì Thẩm phán chủ tọa phiên tịa yêu cầu họ nộp bằng chứng hoặc mời người làm chứng đến phiên tòa để đối chất. Trong trường hợp không thể triệu tập ngay được người làm chứng hoặc Điều tra viên, Kiểm sát viên đến phiên tòa mà lời khai của bị cáo hoặc người tham gia tố tụng có căn cứ thì phải hỗn phiên tịa để trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Tại phần tranh tụng, vai trò của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thể hiện ở chỗ: Nếu lời luận tội của Kiểm sát viên có những thay đổi so với bản Cáo trạng mà Kiểm sát viên khơng nêu lý do của việc thay đổi đó, thì Thẩm phán có quyền u cầu Kiểm sát viên trình bày lý do của việc thay đổi đó. Nếu bị cáo, những người tham gia tố tụng khác khơng đồng ý với lời luận tội thì Thẩm phán yêu cầu họ nêu rõ lý do vì sao khơng đồng ý. Trong khi phát biểu những ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó mà vấn đề đó đã được tranh tụng trong q trình xét hỏi thì khơng cần nhắc lại nữa. luật quy định, không được hạn chế thời gian tranh luận, song Thẩm phán chủ tọa phiên tịa có quyền cắt những ý kiến khơng liên quan đến vụ án, có quyền hạn chế số lần phát biểu ý kiến mà mình khơng đồng ý. Thẩm phán điều khiển phần tranh luận có quyền yêu cầu những người tham gia tranh luận nêu những vấn đề không đồng ý và tranh luận từng vấn đề một.

Nếu người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự đưa ra những ý kiến đề nghị Kiểm sát viên tranh luận nhưng Kiểm sát viên khơng tranh luận, thì Thẩm phán chủ tọa phiên tịa có quyền yêu cầu Kiểm sát viên nói rõ lý do và việc này phải được ghi vào biên bản phiên tịa.

Tóm lại, trong tố tụng xét hỏi Thẩm phán giữ vị trí quan trọng trong việc xét xử - giai đoạn trung tâm của hoạt động tố tụng là yếu tố quyết định đến hiệu quả quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng, khơng những

thế vai trị của Thẩm phán còn thể hiện ở việc Thẩm phán là người đảm bảo sự công bằng thông qua hoạt động xét xử, thể hiện rõ nét chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp, thể hiện rõ nét tính nhân dân, tính cơng bằng, cơng lý và dân chủ trong hoạt động tư pháp trong đó Thẩm phán có vai trị trung tâm, là thành phần chính tạo nên chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý của thẩm phán trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)