là 11,76%. Trong năm có 9/19 hợp tác tham gia hoạt động kinh doanh điện sinh hoạt, 100% các đơn vị kinh doanh hoạt động này khơng lỗ; các đơn vị có doanh thu từ hoạt động kinh doanh điện sinh hoạt cao hơn mức bình quân chung .
- Trong lĩnh vực xăng dầu có tỷ trọng doanh thu là 22,1% và lợi nhuận là 21,50%. Trong năm có 2/19 hợp tác tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu (Điện
Hồng 2, Điện Ngọc 1).Các đơn vị kinh doanh hoạt động này đều lãi.
2.4. Đánh giá hoạt động kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở thị xã ĐiệnBàn thời gian qua Bàn thời gian qua
2.4.1. Thành công
Thứ nhất, kinh tế hợp tác thực hiện tốt các vai trị trong phát triển nơng nghiệp ở thị xã Điện Bàn, tỉnh quảng Nam
Làm tốt dịch vụ cho người dân: Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
đã giúp cho kinh tế hộ những việc mà kinh tế hộ không làm được. Những hộ nông dân cá thể đơn lẻ liên kết lại với nhau trước những diễn biến phức tạp, bất ngờ của điều kiện tự nhiên; trước sự chèn ép của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cung ứng vật tư kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm…. Sự liên kết tự nhiên đó, tạo ra một sức mạnh đồn kết, khối gắn bó những người sản xuất nhỏ trong các tổ chức hợp tác tùy theo yêu cầu sản xuất của họ. Mặt khác, trong sản xuất nơng nghiệp địi hỏi sự đóng góp của từng cá nhân. Kinh tế hợp tác ra đời và phát triển khơng phá vỡ kinh tế gia đình đơn lẻ mà tạo ra sức mạnh liên doanh của kinh tế hộ các gia đình.
Phát triển kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp, mà hợp tác trong nông nghiệp sẽ là người đại diện cho phía sản xuất, là nơi tiếp cận thị trường để thu thập và phân tích các thơng tin thị trường. Địa bàn sản xuất hàng nông sản thường xa thị trường tiêu thụ, kinh tế hợp tác với vai trò là đầu mối đảm nhận khâu thu mua, tập trung hàng hóa, giảm được chi phí lưu thơng, tránh tư thương ép giá, lợi nhuận mang lại cho người sản xuất sẽ cao hơn. Là trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, HTX có đủ tư cách pháp nhân. Sự am hiểu pháp luật, tiềm lực tài chính nhằm xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng nông sản của người dân. Là tổ chức trung gian có thể tập trung được một khối lượng hàng hóa lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp góp phần vào việc phát triển kinh tế nơng nghiệp, nông thôn: Hợp tác trong nông nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt
động vì mục tiêu lợi nhuận. Điều này, không hề mâu thuẫn với mục tiêu tương trợ xã viên của hợp tác. Bởi vì: Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp là mục tiêu mà mọi tổ chức kinh tế đều hướng tới. Hợp tác trong nông nghiệp cũng là một tổ chức kinh tế nên cũng phải hướng tới mục tiêu này. Nếu khơng có lợi nhuận, doanh nghiệp không thể trả công cho người lao động, duy trì việc làm lâu dài của họ, cũng như khơng thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ lâu dài cho khách hàng và cộng đồng. Như vậy, sự phát triển kinh tế hợp tác là một tất yếu, là một điều kiện để duy trì và phát triển. Mặt khác, hợp tác nơng nghiệp cũng là một chủ thể của nền kinh tế, sự phát triển kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp cịn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế nơng nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay.
Là tổ chức trung gian tiếp nhận sự hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân:
Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp không chỉ hỗ trợ kinh tế hộ nông dân trên cơ sở các tính chất của nó mà cịn là trung gian tiếp nhận sự hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân. Việc hỗ trợ của nhà nước đối với người nông dân thông qua tổ chức này rất đa dạng, có thể là các khoản đầu tư hoặc các cơ chế chính sách, định hướng của nhà nước đối với khu vực này. Về cơ chế, chính sách, định hướng, nhà nước có thể thơng qua các hợp tác để điều tiết giá trên thị trường từ đó hỗ trợ người nơng dân…. Nhà nước có thể đầu tư các hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật khác phục vụ cho sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn như hệ thống điện, hệ thống kênh mương… và giao cho hợp tác trong nông nghiệp khai thác, sử dụng để phát triển kinh tế cũng như phục vụ dân sinh tại địa phương.
Thứ hai, kinh tế hợp tác được quan tâm đầu tư thích đáng, số lượng tăng nhanh, góp phần tạo cơng ăn việc làm cho người dân
- Phát triển kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp đang được các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương quan tâm, đầu tư. Chính phủ đã ban hành những văn bản tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hợp tác. Bên cạnh
đó, phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn thị xã Điện Bàn còn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương từ thị xã xuống các xã, phường. Đặc
biệt là sự tư vấn, hướng dẫn về chun mơn của các cán bộ phịng kinh tế, trạm Khuyến nông, trạm Thú y.
- Trong giai đoạn 2016-2018, số lượng các hợp tác nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn đang có xu hướng tăng lên. Năm 2017, thị xã thành lập thêm được 01 hợp tác phi nông nghiệp. Năm 2018, thị xã thành lập thêm được 02 hợp tác nông nghiệp. - Sự phát triển của các hợp tác nơng nghiệp đã góp phần tạo ra cơng ăn việc làm cho các lao động trên địa bàn thị xã. Qua kết quả khảo sát, các hợp tác nông nghiệp trên địa bàn thị xã đã tạo việc làm cho 392 lao động, từ đó góp phần tăng thêm thu thập cho người dân.
- Việc phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn thị xã thực chất đã và đang là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, có đóng góp tích cực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Thứ ba, Một số hợp tác nông nghiệp đã đưa được sản phẩm của mình tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.
Đó là hợp tác Dâu tằm xã Điện Quang, Hợp tác trồng Nấm của phường Điện Nam Bắc. Trước khi thành lập hợp tác, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, bị thương lái ép giá. Từ khi thành lập hợp tác, sản phẩm Dâu Tằm của hợp tác đã có chỗ đứng trên thị trường. Xã viên trong hợp tác áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh, chế biến dẫn đến sản lượng và chất lượng đều tăng lên. Thành viên hợp tác xã đã chủ động chuyển đổi thay thế cây trồng để có năng suất và chất lượng tốt hơn. Từ khi biết được lợi ích của việc sản xuất Dâu Tằm, Nấm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP các xã viên đã hưởng ứng và tham gia tích cực. Từ đó sản phẩm của các hợp tác xã có giá trị kinh tế cao và đã vươn ra nhiều tỉnh khác trong cả nước.
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Khókhăn, nguyện vọng của các hợp tác xã nông nghiệp
Phần lớn các hợp tác nông nghiệp hiện nay về phương thức hoạt động vẫn chưa có sự thay đổi, tư duy hoạt động cịn nặng nề về hành chính, bao cấp theo phương thức hợp tác xã kiểu cũ.
Đa số các hợp tác nông nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung hoạt động đối với các dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như: Cung ứng giống, vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi nội đồng …; còn các dịch vụ rất quan trọng như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm, nên số hợp tác xã thực hiện việc bao tiêu nơng sản cho nơng dân ít, hiện mới chỉ có 03 hợp tác thực hiện việc bao tiêu sản phẩm cho nơng dân. Từ đó chưa hỗ trợ cho việc gia tăng sản lượng và giá trị của sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó có một số hợp tác xã được hình thành khơng đúng bản chất của hợp tác xã theo luật định, chủ yếu để hỗ trợ các chính sách của nhà nước.
Cịn nhiều hợp tác nơng nghiệp cịn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa hợp tác với thành viên; vốn ít, doanh thu thấp nên hiệu quả hoạt động chưa cao, một số hoạt động hình thức. Nếu xem xét về khả năng tái mở rộng các hoạt động dịch vụ sản xuất và lợi ích mà hợp tác xã mang lại cho thành viên thì hiện mới có khoảng trên 29,1 % hợp tác nơng nghiệp hoạt động có kết quả cao; khoảng 58,3 hợp tác hoạt động trung bình và yếu; 8,3 hợp tác hoạt động kém hoặc ngừng hoạt động. Do hiệu quả hoạt động hạn chế, lợi ích mang lại cho thành viên chưa cao nên người nông dân chưa hăng hái tham gia, gắn bó với hợp tác, chưa coi hợp tác là “nhà của mình”.
Hiện nay nhu cầu liên kết là rất lớn, tuy nhiên số các hợp tác thực hiện liên kết được với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cịn ít. Người nơng dân đa số vẫn phải
“tự làm, tự bán” là chính, dẫn đến rủi ro nhiều trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và
thu nhập của người dân.
- Tình hình vốn, quỹ của các hợp tác nơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn: Mức vốn bình qn của các hợp tác xã nơng nghiệp thấp và chủ yếu là vốn tài sản cố định đã sử dụng lâu năm, nhà xưỡng và thiết bị xuống cấp, lạc hậu. Đa số các hợp tác xã nông nghiệp thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh; các hợp tác nơng nghiệp rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, trong khi đó việc huy động vốn từ thành viên khó khăn ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của hợp tác xã. Nhiều hợp tác thiếu chủ động, trông đợi vào
sự hỗ trợ của nhà nước.
- Quy mô hợp tác nhỏ, thiếu vốn kinh doanh, chưa có sự gắn kết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo thành chuỗi liên kết trong sản xuất hàng hóa, chưa chủ động đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa. Chưa chủ động tìm hiểu, nghiên cứu quy định của Luật hợp tác xã và các văn bản quan trọng khác để thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của hợp tác xã trong tổ chức hoạt động.