Kinh nghiệm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN KINH tế hợp tác TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 29 - 36)

và bài học cho Điện Bàn

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của một sốđịa phương địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Đại Lộc nằm về phía Bắc của Quảng Nam, Đại Lộc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển: là vùng vành đai, cách Trung tâm thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam, cách tỉnh ly Tam Kỳ 70 km; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối các tỉnh Tây Nguyên, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Kom Tum, Đắc Tà Oóc - Nam Giang về Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải miền Trung là điều kiện thuận lợi để huyện Đại Lộc phát triển kinh tế.

Xác định kinh tế hợp tác, trong đó nịng cốt là hợp tác xã và tổ hợp tác có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương, huyện Đại Lộc đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện, cụ thể là:

- Để công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn thị xã đạt hiệu quả, UBND huyện Đại Lộc đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác của huyện.

- Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác huyện Đại Lộc đã chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn tổ chức phổ biến tuyên truyền, thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, lồng ghép phổ biến tại các hội nghị, các buổi sinh hoạt chuyên đề tại các địa phương. Tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nơng dân về chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và kiến thức về hoạt động và quản lý kinh tế hợp tác. Nhằm nâng cao nhận thức về Luật Hợp tác xã.

- Chỉ đạo Hội Nông dân các cấp nắm chắc nhu cầu, nguyện vọng của hội viên nông dân, chủ động hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác đa dạng về hình thức với quy mơ phù hợp; cơ cấu gọn nhẹ, nội dung hoạt động đơn giản, thiết thực phù hợp với trình độ của nông dân ở mỗi vùng miễn, khu vực. Tư vấn, hỗ trợ các tổ hợp tác mở rộng quy mô, phát triển thành các hợp tác xã. Căn cứ vào những điều kiện thực tế, Hội Nông dân các cấp làm đầu mối, khâu nối những nhu cầu để vận động nông dân tham gia các hình thức kinh tế hợp tác cụ thể từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ những tổ hợp tác đơn giản đến các hình thức cao hơn hoạt động đa ngành, đa nghề.

- Huyện Đại Lộc đã tập trung đẩy nhanh tiến độ công tác chuyển đổi, sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn. Củng cố xây dựng các hợp tác xã cũ đã chuyển đổi và đang hoạt động theo luật. Hướng dẫn những tổ hợp tác đang hoạt động nhưng chưa đăng ký, chứng thực đến UBND các xã, thị trấn đăng ký chứng thực nhằm bảo đảm môi trường pháp lý cho hoạt động của tổ hợp tác.

- Chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mơ hình kinh tế hợp tác, phát hiện các mơ hình tổ hợp tác, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, tiến hành sơ kết, tổng kết để rút ra bài học kinh nghiệm; tổ chức cho cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác, hội viên nông

dân thăm quan, học tập các mơ hình điểm để áp dụng nhân rộng tại các địa phương. Khai thác các nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án để xây dựng và nhân rộng các mơ hình kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả.

Kết quả thực hiện: Tính đến 31/12/2018, tồn huyện có 16 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với 114 thành viên; có 19 hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp với số vốn điều lệ gần 52 tỷ đồng và số thành viên góp vốn là 179 người. Những năm qua, hoạt động của các hợp tác, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc đã khẳng định được vai trò nòng cốt trong khu vực kinh tế tập thể, góp phần quan trọng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng

Huyện Hồ Vang nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của thành phố Đà Nẵng. Phía Nam giáp: Thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam; Phía Tây giáp: huyện Đơng Giang của tỉnh Quảng Nam; Huyện Hịa Vang là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng, diện tích đất tự nhiên là 73.488 ha (chiếm 74,8% diện tích của thành phố Đà Nẵng), Trong đó Đất nơng nghiệp 65.316 ha, đất phi nông nghiệp 7.271 ha và đất chưa sử dụng 201,7 ha. Tồn huyện có 11 xã với 119 thơn. Kinh tế - xã hội của huyện Hịa Vang trong những năm qua phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức 10%. Hạ tầng cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thương. Là một huyện rất chú trọng với nền sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế bằng nhiều giải pháp, trong đó có chú trọng tập trung vào phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Các giải pháp huyện đã triển khai thực hiện là:

- Xác định rõ ràng đích hướng đến của phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp. Huyện Hịa Vang xác định nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, tổ hợp tác với phương thức hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản là tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát huy tính cộng đồng, khắc phục những hạn chế của kinh tế hộ, tạo ra nguồn tăng trưởng kinh tế đối với thành viên, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, tạo việc làm, ồn định thu nhập cho

người dân trên địa bàn là đích hướng đến trong việc định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn huyện Hòa Vang. - Chỉ đạo xây dựng và ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện, giao nhiệm vụ cho các tổ chức đồn thể, các phịng, ban và các xã trên địa bàn thị xã tổ chức thực hiện cũng như việc tập trung tuyên truyền các chỉ thị của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước như: Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản, chính sách pháp luật, có liên quan đến phát triển kinh tế hợp tác.

- Huyện xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ các hợp tác như tư vấn pháp lý, hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác xã xây dựng tổ chức, hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 và các chính sách, pháp luật của Nhà nước; hỗ trợ hợp tác xã tiếp cận và hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước với hợp tác xã, giao hợp tác xã quản lý, khai thác kinh doanh cơng trình nước sạch nơng thơn, hợp tác thu gom chất thải rắn trên địa bàn, các cơng trình thuỷ lợi; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã; cung cấp thông tin, hỗ trợ hợp tác, tổ hợp tác đẩy mạnh liên kết với nhau, với các doanh nghiệp và nhà khoa học để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế tập thể trên thị trường: tạo điều kiện gắn kết hoạt động của hợp tác với các dự án, chương trình có mục tiêu của Nhà nước.

Kết quả đạt được: Tính đến 31/12/2018, trên địa bàn huyện có 12 hợp tác hoạt

động trong lĩnh vực nơng nghiệp với 142 thành viên tham gia, tổng nguồn vốn điều lệ là 7.887,2 triệu đồng. Trên thực tế, hoạt động của các hợp tác, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp đã làm tốt các khâu cung cấp vật tư phân bón, cung ứng giống cây lâm nghiệp, dịch vụ làm đất, thu hoạch, dịch vụ thủy lợi, hợp tác trong việc cung ứng và thu mua rau sạch, giúp cho bà con nông dân trong khu vực tạo sự ổn định về giá cá, đảm bảo được chi phí đầu vào, thuận lợi cho việc gieo cấy kịp thời vụ. Bên cạnh đó, hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp đã thu hút số đông lao động, giải quyết được nhiều việc làm, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho thành viên, người lao động. Có thể thấy, mơ hình kinh tế hợp tác đã có sự đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế và chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa huyện.

1.2.1.3. Kinh nghiệm của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Huyện Duy Xuyên nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, có diện tích tự nhiên gần 29.909,5 ha, dân số hơn 131.242 người. Trên địa bàn huyện có 18 đơn vị hành chính, bao gồm 17 xã và 01 thị trấn. Duy Xuyên là thị xã đồng bằng của tỉnh nên huyện có nhiều lợi thế cho phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thơng chính kết nối với quốc lộ 1A. Có tuyến đường thủy trên sơng Thu Bồn chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện chảy xuống vùng hạ lưu. Với vị trí địa lý có hệ thống giao thơng khá thuận lợi nên huyện Duy Xuyên có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa, nơng sản thuận tiện.

Nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn, thời gian qua huyện Duy Xuyên và Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển hợp tác xã huyện Duy Xuyên đã thực hiện nhiều giải pháp, cụ thể là:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác nhằm nâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp về bản chất, vai trò, quan điểm đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả của kinh tế hợp tác, nhất là nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Huyện triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Nhà nước hiện hành, nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trên lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn, nhất là các chính sách khuyến khích hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tập thể, kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại và doanh nghiệp, tạo điều kiện về nguồn lực cho phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã; phát huy sự tham gia tích cực của các thành viên cả về nhân lực, vật lực trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động kinh doanh dịch vụ hiện có, mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh dịch vụ mới như sản xuất giống, bao tiêu sản phẩm nông sản, sản phẩm làng nghề, xây dựng hạ tầng nông nghiệp nông thôn.

- Xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến hoạt động có hiệu quả, mở rộng liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã và doanh nghiệp trên

cơ sở hợp tác về kỹ thuật, cơng nghệ, ngành nghề kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ; chú trọng xây dựng các mơ hình trình diễn về khuyến cơng, khuyến nơng cho các hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Đẩy nhanh việc thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn, tạo cơ sở cho các hợp tác xã phát triển theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung; tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, mặt bằng cho các hợp tác xã xây dựng trụ sở, địa điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Chỉ đạo các hợp tác trong lĩnh vực nơng nghiệp và các loại hình hợp tác khác đẩy nhanh tiến độ tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, quỹ đất để các hợp tác xã hoạt động.

Kết quả thực hiện: Tính đến 31/ 12/2018, tồn thị xã có 19 tổ hợp tác trong lĩnh vực nơng nghiệp với 217 thành viên, hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực như: Tổ hợp tác dùng nước, vệ sinh môi trường, làm đất, thu hoạch, dịch vụ thức ăn chăn ni; có 18 hợp tác trong lĩnh vực nơng nghiệp, trong đó có 11 hợp tác dịch vụ nơng nghiệp và điện năng; 5 hợp tác dịch vụ nông nghiệp; 01 hợp tác thủy sản; 1 hợp tác dịch vụ sản xuất. Theo sự chỉ đạo của huyện, đã có 16/18 hợp tác chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, tiến hành xây dựng, bổ sung điều lệ và bổ sung dịch vụ, đầu tư mới trong phương án sản xuất kinh doanh, tổng số vốn điều lệ đăng ký 12.598 triệu đồng. Nhiều hợp tác xã đã có sự đổi mới, mở rộng loại hình, thực hiện các khâu dịch vụ đạt chất lượng tốt hơn, về cơ bản hoạt động của các hợp tác xã. Sự phát triển của kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện đã góp phần tích cực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi; tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động khu vực nơng thơn, đóng góp hiệu quả cho chương trình xây dựng nơng thơn mới.

1.2.1.4. Bài học kinh nghiệm cho thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

- Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác để nâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và đơng đảo bà con nông dân trên địa bàn thị xã về quan điểm, vai trị, ý nghĩa và lợi ích kinh tế khi tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Nhà nước hiện hành về phát triển kinh tế hợp tác như hỗ trợ về pháp lý, vốn vay ngân hàng, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

- Cần xác định rõ vị trí, vai trị, tầm quan trọng của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đối với vấn đề việc làm và phát triển kinh tế của địa phương. Về bản chất, hợp tác xã và tổ hợp tác là tổ chức kinh tế - xã hội mang tính cộng đồng và trách nhiệm xã hội, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân nông thôn. Hợp tác xã, tổ hợp tác đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập, việc làm, phát triển nông thôn mới; bảo vệ môi trường nông thôn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

- Xây dựng và nhân rộng các mơ hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, tổ chức tham quan, học tập các mơ hình điểm để áp dụng tại các địa phương trong thị xã.

- Tập trung đây nhanh tiến độ công tác chuyển đổi, sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn thị xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ hợp tác đang hoạt động nhưng chưa đăng ký, chứng thực đến UBND các xã, phường đăng ký chứng thực nhằm bảo đảm mơi trường pháp lý cho q trình hoạt động của tổ hợp tác.

Tiểu kết chương 1

Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp là sự mở rộng về quy mô, nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hình thức kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN KINH tế hợp tác TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)