- Tổng số hợp tác nông nghiệp trên địa bàn thị xã hiện có là 20 hợp tác nhưng có tới 45% hợp tác xã nơng nghiệp bị xếp loại trung bình, yếu kém.
3.2.7. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức trong các hợp tác nông nghiệp
- Đối với xã viên hợp tác: hợp tác phải lựa chọn và xây dựng đội ngũ xã viên
có tinh thần cao và tư tưởng hợp tác xã, tức là xã viên phải ý thức được tinh thần hợp tác, có trách nhiệm cao, phải xác định mình là những người chủ thực sự của hợp tác. Chỉ khi xã viên có được những phẩm chất ấy thì hợp tác mới là một tổ chức kinh tế hợp tác thực sự, có niềm tin và mới có thể phát huy được sức mạnh tập thể. Thực tiễn của các hợp tác xã điển hình tiên tiến cho thấy tính tập thể cao trong hợp tác là yếu tố quan trọng giúp Ban quản trị và Chủ nhiệm thành công trong hoạt động quản lý và điều hành hợp tác, là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của một hợp tác. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn xã viên các hợp tác trên địa bàn thị xã Điện Bàn chưa có được phẩm chất này. Chính sự tham gia hình thức và thiếu tinh thần hợp tác của xã viên đã làm cho hợp tác xã khơng phát huy được ưu thế của mơ hình tổ chức kinh tế này. Do đó, làm cho xã viên hiểu và có tinh thần hợp tác cộng đồng, tinh thần xây dựng và làm chủ hợp tác xã là một tiền đề rất quan trọng để phát triển hợp tác xã bền vững.
- Đối với tổ chứcĐại hội xã viên: các hợp tác cần phải nhận thức được tầm quan trọng của Đại hội xã viên, trên cơ sở đó phải tổ chức tốt Đại hội xã viên theo Luật, bảo đảm cho xã viên làm chủ và bình đẳng trong Đại hội để xã viên thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình, thể hiện vai trị làm chủ đối với hợp tác. Không giống như Đại hội cổ đông của các công ty cổ phần, Đại hội xã viên của hợp tác bảo đảm quyền biểu quyết ngang nhau cho mỗi xã viên không phụ
thuộc vào mức vốn góp. Đây cũng là một nhân tố bảo đảm quyền và lợi ích bình đẳng giữa các xã viên trong hợp tác.
- Về bộ máy quản lý vàbộ máy điều hành: hợp tác trong nông nghiệp phải xác
định mơ hình tổ chức quản lý nào là phù hợp với điều kiện cụ thể của hợp tác mình. Các hợp tác có quy mơ hoạt động nhỏ về xã viên, về vốn góp, phạm vi hoạt động hẹp về địa giới hành chính, về ngành nghề thì nên xây dựng bộ máy tổ chức theo hướng chỉ có một Ban quản trị vừa giữ chức năng quản lý vừa giữ chức năng điều hành. Mơ hình này sẽ tạo cho hợp tác xã sự gọn nhẹ trong tổ chức, giảm bớt các chi phí quản lý và tạo sự tập trung, thống nhất cao trong quyết định các vấn đề của hợp tác xã. Các hợp tác có quy mơ hoạt động lớn, phạm vi hoạt động rộng trong nhiều ngành, nghề, mở rộng cả các hoạt động liên kết, liên doanh, hợp tác với các cá nhân, tổ chức bên ngồi thì nên tổ chức riêng hai bộ máy quản lý và bộ máy điều hành. Việc tổ chức riêng hai cơ quan này tạo ra sự chun mơn hố trong quản lý và điều hành. Đồng thời, mơ hình này cũng tạo sự chủ động, phát huy khả năng sáng tạo, tính linh hoạt, quyết đốn của người điều hành. Do đó giúp hợp tác có khả năng đón nhận và nắm bắt các cơ hội một cách kịp thời.