Thực trạng hoạt động của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn thời gian qua:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN KINH tế hợp tác TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 49 - 59)

- Căn cứ Thông tư số: 03/2014/TTBKHĐT ngày 26/05/2014 quy định hướng dẫn về thành lập hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã.

2.3.2. Thực trạng hoạt động của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn thời gian qua:

Điện Bàn thời gian qua:

2.3.2.1. Quá trình phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn thị xã Điện Bàn

- Giai đoạn trước năm 1981: Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp là đơn vị tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Hợp tác trong nông nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở và cơ bản ở nông thôn, kinh tế hộ tự chủ không tồn tại, mà chỉ có kinh tế phụ gia đình gắn với sử dụng đất 5% cho chăn nuôi. Mô hình hợp tác trực tiếp quản lý ruộng đất, tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm với bộ máy quản lý rất lớn. Bên cạnh hợp tác trong nông nghiệp thường có các hợp tác tiểu thủ công nghiệp, hợp tác mua bán, hợp tác tín dụng. Các hợp tác này tồn tại độc lập với nhau trong cơ chế quản lý hành chính chỉ huy, tập trung bao cấp của Nhà nước. Thời kỳ này các mô hình hợp tác nhận được sự bao cấp của Nhà nước, các hợp tác không chỉ là tổ chức kinh tế mà đảm nhận nhiều chức năng xã hội, chính trị, thậm chí cả của chính quyền cơ sở.

- Giai đoạn khoảng 1981-1997: Với sự phát triển ngành nghề đa dạng trong nông thôn gắn với thực hiện cơ chế khoán trong nông nghiệp, nhiều hợp tác không

còn tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp thuần túy, mà mở rộng, phát triển sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, vận tải, kinh doanh thương mại, dịch vụ, tín dụng. Bộ máy quản lý của hợp tác vẫn khá nặng nề và vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước. Từ sau Nghị quyết TW6 khóa VI năm 1989 phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ trương phát triển kinh tế hộ tự chủ, hộ là đơn vụ kinh tế cơ sở. Các hợp tác nông nghiệp kiểu cũ tồn tại dựa trên ba cơ sở kinh tế quan trọng là: quản lý sử dụng ruộng đất; tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh; phân phối sản phẩm... Khi thực hiện kinh tế hộ tự chủ, giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân, người nông dân nộp thuế cho Nhà nước, tự quyết định việc sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ sở kinh tế của các hợp tác kiểu cũ không còn, do đó các hợp tác gặp nhiều khó khăn, trì trệ, các hợp tác mua bán và tín dụng tự tiêu vong.

Từ sau Đại hội lần thứ 6 của Đảng, kinh tế hợp tác có những biến đổi rõ rệt từ hình thức hợp tác, nội dung đến phương thức hoạt động. Kết quả hoạt động của các hợp tác trong nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, phúc lợi xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ phát triển và sự nghiệp phát triển nông thôn mới của thị xã. Tuy nhiên, cùng với những biến đổi đó là sự giảm sút đáng kể về số lượng và sự thay đổi căn bản trong các quan hệ về nhận địa vị tự chủ về kinh tế của hộ nông dân và việc tạo điều kiện cho hộ nông dân từng bước trở thành đơn vị kinh tế tự chủ; hợp tác trong nông nghiệp chuyển từ chức năng tổ chức sản xuất nông nghiệp sang chức năng cung ứng dịch vụ cho các hộ nông dân, hoạt động theo cơ chế thị trường gặp nhiều khó khăn.

Từ những điều kiện trên, ngay từ khi thành lập các hợp tác trong nông nghiệp đã gặp khó khăn, thêm vào đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý điều hành còn nhiều bất cập và sự buông lỏng, thả nổi của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương làm cho các hợp tác ngày càng khó khăn gay gắt; dẫn đến nông dân mất lòng tin vào sự quản lý điều hành sản xuất. Xã viên yêu cầu phải giải quyết căn bản những tồn đọng của các hợp tác để giúp cho họ hình thành các tổ chức hợp tác tương trợ đa

dạng, bền vững hơn trong sản xuất.

Tuy nhiên, Đảng và chính quyền địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tập hợp và đoàn kết được đông đảo cán bộ, xã viên quyết tâm xây dựng các mô hình hợp tác trong nông nghiệp. Công tác quản lý kinh tế, tài chính được thực hiện một cách công khai, rõ ràng với xã viên, hoạt động của các hợp tác hằng năm đều có hiệu quả, đem lại niềm tin cho xã viên. Quá trình hoạt động bảo toàn được vốn, sử dụng và khai thác có hiệu quả các tài sản, duy trì và ổn định chất lượng dịch vụ cho hộ xã viên. Một số hợp tác tích luỹ được vốn, dần dần mở rộng được ngành nghề đáp ứng trong việc khai thác mọi tiềm năng của địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động. Người nông dân được hưởng lợi ích từ kinh tế hợp tác thông qua hiệu quả dịch vụ các khâu trong sản xuất, các phúc lợi xã hội và giải quyết được việc làm cho người lao động. Điều đó tạo điều kiện cho nông dân gắn bó và tích cực tham gia vào các hoạt động của các hợp tác, làm cho các hợp tác trong nông nghiệp ổn định, phát triển, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

- Giai đoạn từ năm 1997-2001: Để định hướng đổi mới kinh tế hợp tác và hợp tác xã, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII đã có chỉ thị số 68/CT-TƯ ngày 25.4.1996, thị xã Điện Bàn cũ đã tập trung xử lý các hợp tác khó khăn và yếu kém và chuyển đổi mô hình hợp tác kiểu cũ sang mô hình mới.

+ Đối với các địa phương đã giải thể hợp tác yếu kém:

Các địa phương sau khi giải thể các hợp tác khó khăn, yếu kém, nhìn chung tình hình sản xuất, đời sống nhân dân, tình hình kinh tê – xã hội vẫn ổn định. Các địa phương này đã giải quyết cơ bản những tồn tại như: bàn giao UBND xã các tài sản phục vụ sản xuất chung (trạm hạ thế điện, công trình thuỷ lợi… toàn bộ hồ sơ về công nợ để tiếp tục theo dõi, quản lý. Đồng thời UBND các xã củng cố ban Nông-Lâm hoặc Ban kinh tế xã để chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất và thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm…Một số nơi xây dựng các tổ hợp tác chuyên khâu, chuyên nghề, tổ dịch vụ điện, thuỷ nông để quản lý, sử dụng. Nơi có đủ điều kiện thì thành lập mới các hợp tác. Bên cạnh đó cũng có địa phương chưa kiện toàn bộ phận chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở xã; từ đó việc tiếp nhận thông tin về sản xuất, triển khai việc chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất gặp khó khăn làm ảnh

hưởng đến sản xuất và đời sống của nông dân.

+ Các hợp tác xã có điều kiện chuyển đổi:

Đến tháng 1/2001 toàn thị xã có 18 hợp tác trong nông nghiệp. Tuỳ thuộc vào khả năng về vốn liếng, năng lực quản lý điều hành của cán bộ, tài sản phục vụ sản xuất và yêu cầu dịch vụ của hộ, các hợp tác nông nghiệp trên địa bàn thị xã hoạt động theo 2 loại hình sau: hợp tác dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp: và hợp tác dịch vụ một số khâu cơ bản cho sản xuất nông nghiệp.

+ Đối với các hợp tác chuyển đổi khá đạt được kết quả sau:

Các hợp tác tích cực cải tiến công tác quản lý, như áp dụng chế độ khoán, gắn trách nhiệm cho từng bộ phận, gắn thù lao với kết quả từng khâu công việc, thực hiện giao khoán vốn, một số hợp tác thực hiện tranh cử chủ nhiệm… Tập trung xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất phục vụ sản xuất để tạo điều kiện cho sự phát triển hợp tác như xây dựng mới và nâng cấp các công trình điện trạm bơm, kiên cố hoá kênh mương, phát triển ngành nghề…

Các hợp tác đổi mới phương thức hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Có thể nói, hộ tự chủ trong sản xuất là nhân tố làm sống động tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn trong những năm đổi mới, qua thực tế, những hợp tác khi chuyển sang cơ chế mới mà không thay đổi phương thức hoạt động để phục vụ kinh tế hộ phát triển thì sớm muộn cũng tan rã hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Một số hợp tác mở rộng được hình thức liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước nhằm tăng lực vốn, giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm… Các hợp tác khá đã biết dựa vào sự giúp đỡ của Nhà nước về tài chính và biết huy động bổ sung vốn thông qua tích luỹ, liên doanh, liên kết, từ đó đầu tư những lĩnh vực như công trình điện, thuỷ lợi, mở mang ngành nghề, công nghiệp nông thôn… làm điểm tựa để mở rộng dần nội dung hoạt động của hợp tác trong nông nghiệp.

2.3.2.2. Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tại Điện Bàn giai đoạn 2014-2018

Để thực hiện tốt các nội dung, mục tiêu của Kế hoạch số 956/QĐ- UBND, ngày 10 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt đề án: “Tiếp tục củng cố, phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2020” đề ra, UBND thị xã Điện Bàn đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tại Quyết định số 2413/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2015 của UBND thị xã Điện Bàn; Ban Chỉ đạo gồm 01 đồng chí phó chủ tịch thị xã phụ trách nông nghiệp làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng phòng kinh tế làm Phó ban thường trực cùng lãnh đạo các phòng, cơ quan trong thị xã. Phòng kinh tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo

+ Giúp chủ tịch UBND thị xã tiếp tục triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và các chính sách phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn thị xã theo các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh Quảng Nam;

+ Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012 và các chính sách phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn thị xã ;

+ Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012 và các chính sách phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn thị xã ;

+ Chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo thị xã và các báo cáo theo yêu cầu;

+ Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn thị xã ;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND thị xã giao.

- Hoạt động của Ban Chỉ đạo

Hàng năm, Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể thị xã Điện Bàn phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam và Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam tổ chức triển khai tuyên truyền Luật Hợp tác xã và các văn bản thi hành luật đến các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn và toàn thể nhân dân. Kết thúc mỗi năm, Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể thị xã Điện Bàn tiến

hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện “Kế hoạch củng cố và phát triển kinh tế tập thể” trên địa bàn thị xã Điện Bàn. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể thị xã Điện Bàn vẫn còn một số hạn chế như thành viên trong Ban Chỉ đạo còn có nhiều sự thay đổi qua các năm; Ban Chỉ đạo chưa mạnh dạn giải thể đối với những hợp tác nhiều năm liền không hoạt động sản xuất - kinh doanh, không tổ chức đại hội xã viên thường kỳ; Sự phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan giúp hợp tác xã kiện toàn bộ máy ban quản lý và ban kiểm soát, xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh để tiếp tục hoạt động còn chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, thực hiện tuyên truyền, triển khai chính sách phát triển kinh tế hợp tác

Hằng năm UBND thị xã đã phối hợp lồng ghép các nguồn vốn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu tới các hợp tác, các đơn vị có liên quan và nhân dân về Luật Hợp tác xã năm 2012 và các chính sách phát triển kinh tế hợp tác, cụ thể: - Năm 2016: thị xã phối hợp tổ chức được 06 lớp tập huấn, tuyên truyền về mô hình và tổ chức hoạt động của hợp tác và các chính sách phát triển kinh tế hợp tác với 480 lượt người tham gia, tổng kinh phí 41,16 triệu đồng.

- Năm 2017: thị xã phối hợp tổ chức được 07 lớp tập huấn tuyên truyền về các chính sách phát triển kinh tế hợp tác với 720 lượt người tham gia, 03 lớp tập huấn kỹ thuật cho thành viên của hợp tác với 120 lượt xã viên tham gia, tổng kinh phí thực hiện là 73,02 triệu đồng.

- Năm 2018: thị xã phối hợp tổ chức được 03 đợt tham quan học tập kinh nghiệm về sản xuất rau màu thực phẩm công nghệ cao ở Thành phố Đà Lạt và Thành phố Đà Nẵng và các chính sách phát triển kinh tế hợp tác cho 350 lượt người tham gia, tổng kinh phí thực hiện là 79 triệu đồng.

Thông qua các lớp tập huấn, UBND thị xã Điện Bàn đã tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về "Tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể" và Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới phát triển kinh tế hợp tác; triển khai Chỉ thị số 23/CT-TU ngày 25/7/2014 của Ban thường vụ Tỉnh

ủy Quảng Nam về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa IX) tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Thông báo số 164/TB-TU ngày 09/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam về việc thông qua một số chương trình, đề án phát triển kinh tế tập thể; Chỉ thị 35-CT/TU ngày 27/5/2014 về đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về Tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về "Tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể" và Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới phát triển kinh tế hợp tác; UBND thị xã Điện Bàn đã nghiêm túc triển khai thực hiện văn bản số 712/UBND-KTN ngày 04/4/2014 về việc triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã, văn bản số 265/UBND ngày 26/4/2015 về việc tăng cường công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; tổ chức thực hiện việc đẩy mạnh phát triển hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp; triển khai văn bản số 100/SNN-KHTC ngày 1 2/03/2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam về việc chuyển đổi mô hình hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

Bên cạnh các lớp tập huấn, trong giai đoạn 2016 - 2018, thị xã Điện Bàn đã thực hiện 06 phóng sự tuyên truyền các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế hợp tác và giới thiệu các mô hình hợp tác nông nghiệp tiêu biểu trên đài phát thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN KINH tế hợp tác TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)