- Tổng số hợp tác nông nghiệp trên địa bàn thị xã hiện có là 20 hợp tác nhưng có tới 45% hợp tác xã nơng nghiệp bị xếp loại trung bình, yếu kém.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn
nghiệp ở thị xã Điện Bàn
2.2.3.1. Nhân tố khách quan
- Chủtrương, chinh́ sách của Đảng vàNhànướcvề phát triên̉ kinh tếhợp tác trong nông nghiệp
Để thúc đẩy phát triển kinh tế hợp tác nói chung, hợp tác xã nơng nghiệp nói riêng, Đảng và Nhà nước đã ban hành các Nghị quyết, văn bản Luật và dưới luật. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước ta quy định một hành lang pháp lý rất chung, trong khi hợp tác xã nông nghiệp lại rất đa dạng, rất khác nhau, đối tượng khác nhau, ngành nghề khác nhau, địa bàn hoạt động khác nhau, có cả vấn đề về trình độ dân trí. Hiện nay nước ta có khoảng gần 11.000 hợp tác xã nơng nghiệp, chiếm gần 60% các hợp tác xã. Trong số các hợp tác xã nơng nghiệp này, hiện có rất nhiều loại hình như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… Tuy nhiên, nếu chiếu theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 thì các hợp tác xã nơng nghiệp khơng biết đứng ở đâu trong đó cả. Một khó khăn nữa đối với các hợp tác xã nơng nghiệp hiện nay là nước ta chưa đủ cơ sở pháp lý và các chính sách để hỗ trợ các hợp tác xã nơng nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, hợp tác xã nơng nghiệp có địa bàn hoạt động thường ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nên sản phẩm làm ra rất khó tiêu thụ. Do đó, hợp tác xã nơng nghiệp phải có các chính sách ưu tiên so với các hợp tác xã khác.
Ngồi cơng tác về chính sách, pháp luật, cơng tác quản lý nhà nước về hợp tác xã hiện nay, đặc biệt hợp tác xã nơng nghiệp đang cịn nhiều hạn chế. Trong Luật Hợp tác xã năm 2012 có giao cho Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, nhưng các bộ ngành phải thành lập bộ phận, các tổ chức để thực hiện quản lý nhà nước về vấn đề này. Hiện nay, Bộ Kế hoạch - Đầu tư có Vụ hợp tác xã, tại các Sở Kế hoạch - Đầu tư thì các nội dung liên quan đến hợp tác xã thường nằm ở phòng Đăng ký kinh doanh và thường họ hiểu biết rất hạn chế về hợp tác xã. Ở Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn, có Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nơng thôn nhưng ở các Chi cục địa phương hiện nay chỉ có Chi cục Phát triển nơng thơn, khơng có Chi cục Hợp tác xã. Sự khơng thống nhất về cơ quan, bộ phận quản lý dẫn đến những khó khăn về quản lý các hợp tác xã nơng nghiệp.
- Sựphối hợp của các ban ngành, các tổ chứcđoàn thểtrong tổ chức thực hiện chinh́ sách phát triên̉ kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
Trong giai đoạn 2016-2018, các cơ quan, ban ngành, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn thị xã Điện Bàn như phịng kinh tế, trạm Thú y, trạm Khuyến nơng, Đài Truyền thanh - Truyền hình, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nơng dân, phịng Kế hoạch - Tài chính đã tích cực phối hợp để triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Tuy nhiên, do lực lượng cán bộ phụ trách của thị xã, xã phường còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nên việc tham mưu giúp cấp ủy Đảng, chính quyền đối với phát triển hợp tác xã nơng nghiệp của thị xã có nhiều khó khăn, hạn chế. Nhiều khi các cơ quan, đơn vị liên quan chưa thực sự quan tâm giúp đỡ, giải quyết các vướng mắc, khó khăn về tổ chức, con người, vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thị xã.
- Điều kiện tựnhiên, kinh tế- xã hội + Về điều kiện tựnhiên
Điện Bàn là thị xã có tiềm năng để phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các hợp tác nông nghiệp trên địa bàn thị xã. Bởi thị xã có tiềm năng lớn về cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kinh doanh. Nếu được đầu tư khai thác hợp lý, đó sẽ là những tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã nói chung, phát triển hợp tác xã nơng nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, phát triển hợp tác nơng nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn cũng gặp khơng ít khó khăn. Điều kiện tự nhiên của thị xã có nhiều mặt khơng thuận lợi như: Hàng năm vào tháng 10,11,12 thường xuyên xảy ra bão, lũ. Mùa hạ thì nắng nóng kéo dài, tình trạng xâm nhập mặn thường xun xảy ra gây khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp.
+ Về kinh tế- xã hội
Mặc dù cịn nhiều khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Điện Bàn đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, một số mục tiêu quan trọng đặt ra đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Kinh tế tập thể và kinh tế hộ tiếp tục được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó, nguồn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu chi ngân sách ngày càng lớn dẫn đến khả năng cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn thị xã gặp rất nhiều khó khăn; tập quán canh tác và nhiều tập tục lạc hậu vẫn cịn; trình độ dân trí chưa đồng đều giữa các vùng; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, một bộ phận nhân dân cịn tâm lý ỷ lại, trơng chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa thực sự cầu thị và vươn lên để thốt nghèo, làm giàu chính đáng. Đây đang là các yếu tố gây khó khăn cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
2.2.3.2. Các yếu tố chủ quan
- Năng lựcvề tổ chứcquản lý của người đứngđầu các loại hình kinh tếhợp tác trong nơng nghiệp
Về thuận lợi, độ tuổi bình qn của các chủ nhiệm hợp tác nơng nghiệp trung bình đã ngồi 40 tuổi, đây là độ tuổi mà các chủ nhiệm hợp tác nơng nghiệp đã có kinh nghiệm trong cuộc sống, kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó trình độ học vấn cũng như trình độ chun mơn kỹ thuật của người đứng đầu các hợp tác xã nơng nghiệp cịn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều hành, quản lý hợp tác. Theo kết quả điều tra, trình độ học vấn của các chủ nhiệm hợp tác nơng nghiệp trung bình là 8,3/12 tức là trình độ học vấn của chủ nhiệm hợp tác xã là khá thấp, đa số các chủ nhiệm hợp tác xã có trình hộ trung học cơ sở (cấp 2). Về trình độ chun mơn kỹ thuật của cán bộ quản lý hợp tác xã nơng nghiệp, có nhiều cán bộ quản lý hợp tác chưa qua đào tạo. Đây là yếu tố gây khó khăn trong việc phát triển hợp tác nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn.
- Nguồn lực,quy mơ sản xuất
Về thuận lợi, nhìn chung nguồn lực đất đai, nhà xưởng của các hợp tác trong nơng nghiệp khá dồi dào, có rất ít hợp tác trong nơng nghiệp khi được hỏi gặp khó
khăn về đất đai, xưởng sản xuất. Bên cạnh đó, đa số các hợp tác nơng nghiệp đã hồn thành việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm phương tiện, công cụ sản xuất thiết yếu phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của hợp tác. Tuy nhiên, hiện nay quy mô của phần lớn các hợp tác trên địa bàn thị xã Điện Bàn đều có quy mơ nhỏ, phát triển chưa đồng đều ở địa bàn các xã, phường. Vốn sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn góp của các xã viên, các hợp tác nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay do hạn chế về tài sản thế chấp. Khi được hỏi, nhiều giám đốc hợp tác nông nghiệp trả lời hiện nay thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Nhưng khi được hỏi có nhu cầu vay vốn ngân hàng khơng thì lãnh đạo các hợp tác vẫn ngại thủ tục ngân hàng, đặc biệt là về tài sản thế chấp để vay vốn. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn kỹ thuật của các lao động làm việc trong các hợp tác xã nơng nghiệp cũng cịn rất thấp và còn nhiều lao động chưa qua đào tạo. Đây đang là những khó khăn trong phát triển hợp tác trong nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở làm rõ đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp ở thị xã Điện Bàn, tình hình phát triển nơng nghiệp trong 05 năm (2014-2018) và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn, Chương 2 tập trung phân tích thực trạng phát triển kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp ở Thị xã Điện Bàn ở các khía cạnh: (1) Căn cứ pháp lý quy định nội dung hoạt động kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn; (2) Thực trạng hoạt động của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn thời gian qua; (3) Tình hình hoạt động của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện nay. Qua đó, chương 2 đánh giá hoạt động kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn thời gian qua trên các mặt: Thành công; Mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đồng thời, chương 2 cịn phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn hiện nay.
CHƯƠNG 3