- Tổng số hợp tác nông nghiệp trên địa bàn thị xã hiện có là 20 hợp tác nhưng có tới 45% hợp tác xã nơng nghiệp bị xếp loại trung bình, yếu kém.
3.2.4. Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các hợp tác nông nghiệp
Rào cản lớn nhất hiện nay là các hợp tác nông nghiệp không đáp ứng được các điều kiện vay vốn ngân hàng, điều kiện được vay tín chấp. Cụ thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức vay vốn phải đáp ứng được 5 điều kiện, trong đó có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết. Bên cạnh đó, có một bất cập khiến chính sách ưu đãi từ nguồn vốn tín dụng khó thực thi bởi việc các hợp tác nơng nghiệp chỉ hình thành về mặt tổ chức. Theo đó, bản thân hợp tác nơng nghiệp không thể tạo ra đất đai mà đều do các xã viên đóng góp. Do đất góp là đất sở hữu của xã viên nên hợp tác xã nơng nghiệp khơng thể lấy đất đó thế chấp ngân hàng vay vốn. Và cho rằng đầu tư nông nghiệp là rủi ro, bản thân một đề án của hợp tác nông nghiệp đưa ra lại càng rủi ro hơn do trình độ quản trị kém thì ngân hàng nghi ngờ và ngại cho vay. Chính vì vậy, các hợp tác xã nơng nghiệp rất khó tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi theo chính sách của Nhà nước. Trong thời gian tới, để giúp các hợp tác nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
- Về phiá hợp tác trong nông nghiệp: để đáp ứng được các điều kiện vay vốn
tín dụng, các hợp tác nơng nghiệp phải tự nâng cao năng lực quản trị, tài chính bằng cách thu hút thêm vốn cổ phần, tăng cường tích lũy, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
kết nạp thêm xã viên, kêu gọi xã viên đóng góp bằng tiền hoặc tài sản để tăng nguồn vốn của hợp tác; nâng cao năng lực quản trị điều hành của Ban quản lý; trong quá trình xây dựng sản xuất, kinh doanh và sử dụng vốn vay cần quán triệt tinh thần tiết kiệm, minh bạch, công khai kết quả tài chính trước Đại hội xã viên; tranh thủ sự giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương, hướng dẫn của các tổ chức tín dụng khi có nhu cầu vay vốn.
- Về phiá ngân hàng: để tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận vốn của các hợp tác
nông nghiệp, ngân hàng cần đơn giản các thủ tục và điều kiện vay vốn, các điều kiện vay cần được vận dụng linh hoạt hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng và phù hợp với quy định của pháp luật. Thay vì u cầu phải có sổ đỏ đất và các tài sản thế chấp khác, cần xem xét các điều kiện khác có thể bảo đảm thế chấp để vay vốn ngân hàng. Đối với các dự án đầu tư, các phương án sản xuất, kinh doanh sau khi thẩm định có hiệu quả có thể áp dụng cơ chế đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Ngồi ra, ngân hàng có thể xem xét các điều kiện khác có thể đảm bảo thế chấp để vay vốn ngân hàng như: tài sản trên đất (nhà xưởng), hợp đồng hợp tác, hợp đồng bảo hiểm của hợp tác xã nông nghiệp.
- Về phiá các cơ quan quản lý nhànướccóthẩm quyền: các cơ quan có thẩm quyền cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất cho các hợp tác nơng nghiệp. Ngồi ra, các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thị xã cần hướng dẫn các hợp tác nông nghiệp lập phương án sản xuất, kinh doanh hoặc phương án vay vốn trả nợ ngân hàng cho cán bộ quản lý các hợp tác nông nghiệp.