Kiến nghị với các cơ quan, phịng ban chun mơn của thị xã Điện Bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN KINH tế hợp tác TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 93 - 96)

- Tổng số hợp tác nông nghiệp trên địa bàn thị xã hiện có là 20 hợp tác nhưng có tới 45% hợp tác xã nơng nghiệp bị xếp loại trung bình, yếu kém.

3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan, phịng ban chun mơn của thị xã Điện Bàn

Cần tiếp tục phối hợp, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp, nơng thơn. Tích cực, chủ động đồng hành cùng các hợp tác xã nông nghiệp trong giải quyết các khó khăn, tìm hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế hợp tác nói chung, hợp tác xã nơng nghiệp nói riêng trên địa bàn thị xã.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở xác định mục tiêu và sáu quan điểm định hướng phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đến năm 2025 của thị xã Điện Bàn, Chương 3 tập trung đề xuất bảy nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

ở Thị xã Điện Bàn trong thời gian tới, đó là; (1) Hồn thiện kế hoạch, quy hoạch; (2) Giúp các hợp tác nông nghiệp tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm; (3) Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các hợp tác nơng nghiệp; (4) Hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động kinh tế hợp tác; (5) Tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý cho các cán bộ quản lý hợp tác nông nghiệp; (6) Tăng cường công tác tuyên truyền về vị trí, vai trị của hợp tác kiểu mới; (7) Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức trong các hợp tác nông nghiệp. Đồng thời, chương 3 đề xuất nhiều kiến nghị đến UBND tỉnh Quảng Nam và UBND thị xã Điện Bàn cùng các cơ quan chức năng trực thuộc.

KẾT LUẬN

Đề tài “Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2016 - 2018, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở một số địa phương trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2016-2018. Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận như phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đang được các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương quan tâm, đầu tư; trong giai đoạn 2016-2018, số lượng các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn đang có xu hướng tăng lên. Sự phát triển của kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp đã góp phần tạo ra công ăn việc làm cho các lao động trên địa bàn thị xã. Các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thị xã đã tạo việc làm cho lao động địa phương, từ đó góp phần tăng thêm thu thập cho người dân. Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đã và đang là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, có đóng góp tích cực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của địa phương; một số hợp tác xã nông nghiệp đã đưa được sản phẩm của hợp tác xã mình tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn vẫn còn một số hạn chế như: Cịn nhiều hợp tác nơng nghiệp xếp loại trung bình và yếu kém; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý yếu, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các hợp tác nơng nghiệp cịn thấp; nhiều hợp tác nơng

nghiệp tồn tại hình thức, hoạt động khơng hiệu quả, một số các hợp tác nông nghiệp mới chỉ chuyển đổi về hình thức, chưa thực sự đổi mới về nội dung và nâng cao hiệu quả hoạt động; các hợp tác nơng nghiệp cịn gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay; trình độ của người lao động cịn thấp, tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác nông nghiệp chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao. Đa số các chủ nhiệm hợp tác còn thiếu kiến thức về quản lý và kinh tế thị trường. Trình độ của người lao động làm việc trong các hợp tác xã nơng nghiệp chưa qua đào tạo cịn thấp; việc tìm đầu ra cho sản phẩm của hợp tác cịn gặp nhiều khó khăn; nhận thức về đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác - hợp tác xã theo luật còn hạn chế. Nhận thức về hợp tác xã của các cấp, các ngành, của người dân cịn chưa đ ầy đủ, chưa thống nhất. Cơng tác quản lý Nhà nước về hợp tác ở cấp thị xã, cấp xã cịn nhiều bất cập. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến năng lực quản lý tổ chức hoạt động còn nhiều hạn chế.

- Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại, từ định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn, gồm giúp các hợp tác nông nghiệp tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm; tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các hợp tác nông nghiệp; đổi mới phương thức quản lý các hợp tác nông nghiệp; tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý cho các cán bộ quản lý hợp xã nông nghiệp; tăng cường công tác tun truyền về vị trí, vai trị của hợp tác kiểu mới và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức trong các hợp tác nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN KINH tế hợp tác TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)