Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội của huyện Thăng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 34 - 36)

TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội của huyện Thăng Bình

VIỆT NAM TẠI THỰC TIỄN HUYỆN THĂNG BÌNH,

TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới hoạt động giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội của huyện Thăng Bình Bình

Thăng Bình nằm ở phía đơng bắc tỉnh Quảng Nam. Nếu tính chiều dài bắc – nam theo địa giới tỉnh Quảng Nam hiện nay thì Thăng Bình nằm ở trung độ. Phía nam giáp với 2 huyện Phú Ninh và Tam kỳ, Phía bắc giáp huyện Quế Sơn và Duy xuyên, phía tây giáp ranh huyện Hiệp Đức, phía đơng giáp Biển Đơng. Diện tích đất đai tồn huyện là 385,60km2 (chiếm 3,7% diện tích cả tỉnh), dân số tính đến 2019 là 182.000 người. Thăng Bình xếp vị trí thứ 12 về diện tích, xếp thứ 2 về dân số, thứ 4 về mật độ dân số so với 18 đơn vị hành chính (huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam)

Địa hình huyện thấp dần từ tây sang đơng, bao gồm nhiều dạng địa hình của vùng đất Quảng Nam. Có thể thấy vùng đất phía tây (tính từ phía tây đường sắt Thống nhất – gồm các xã Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định, Bình Phú…) là vùng núi và bán sơn địa, vùng này chiếm 2/5 diện tích tồn huyện, đất đai bạc màu. Phía cực đơng của huyện – nằm hai bên bờ song Trường Giang là vùng ven biển. Vùng đơng có bờ biển dài 25 km, thấp phẳng, phần lớn là cát trắng, nhiều cồn cát, nhiều bãi tắm đẹp (trong đó có bãi tắm Bình Minh). Vùng này mặc dù là dải đất nằm kẹp giữa một bên là sông, một bên là biển nhưng nhờ những bàu, hồ, sông nên người dân định cư lâu đời, tạo nên những làng mạc đông đúc - những làng chài kết hợp với trồng màu, nuôi

trồng thủy sản, bn bán.

Thăng Bình là quốc lộ 1A và tuyến đường sắc Bắc Nam chạt ngang qua huyện, đường 106 – Quốc lộ 14E – đường liên xã, liên huyện nối thị trấn Hà Lam với các xã phía tây, nối Thăng Bình với các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, Tiên Phước, Phước Sơn… các các tỉnh (Đường Hồ Chí Minh).

Thăng Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa có pha chút nhiệt đới cận xích đạo của phương Nam. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoản 250,8C, thường khơng có tháng nào nhiệt độ 200C, số giờ nắng từ 1800 đến 2200 giờ/năm. Lượng mưa hàng năm khá lớn, đạt 2100 mm, độ ẩm trung bình trên 80%, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12 với những trận mưa có cường suất lớn, có khi lên đến gần 500 mm (thường vào tháng 10) gây ngập úng trên diện rộng các xã phía đơng. Mưa thường đi đơi với bão vào tháng 8 – 10. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 kết thúc vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 với nắng nóng, độ ẩm thấp, thường ảnh hưởng thêm gió phơn Tây Nam (gió Lào) từ tháng 5 đến tháng 8 với số ngày chỉ 15 – 25 ngày/năm.

Kinh tế của huyện trong những năm gần đây cơ bản ổn định và có chiều hướng khá hơn, tuy nhiên vẫn còn thấp. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tính đến 6 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn huyện đạt hơn 12 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14,68%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng xây dựng – dịch vụ theo từng vùng; hiệu quả sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng lên; Tỷ trọng Nông, lâm nghiệp, thủy sản – công nghiệp, xây dựng – Dịch vụ tương ứng là 14,8% - 37,2% - 50%. Thu nhập bình quân đầu năm ước đạt 42 triệu đồng/người/năm.

Lĩnh vực văn hóa, giáo dục có những tiến bộ rõ nét. Cơng tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sữ, văn hóa, các loại hình

nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống được chú trọng. Tồn huyện có 35 di tích lịch sữ, văn hóa vật thể và phi vật thể; trong đó có 24 di tích được trùng tu, tơn tạo đạt 72,7%. Chất lượng giáo dục – đào tạo được quan tâm và ngày càng khởi sắc. Mạng lưới trường lớp các cấp học được sắp xếp hợp lý. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học được đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 34 - 36)