TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1. Quy định pháp luật về giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
cơ sở bám sát thực hiện và cân đối nguồn đảm bảo để cơ sở hoạt động. Về phía hội phụ nữ cấp cơ sở cũng đã linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung hoạt động. Trong đó, bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhiệm vụ của địa phương, lựa chọn hoạt động phù hợp với điều kiện tổ chức hội và hội viên phụ nữ. Các cấp hội đã đóng góp tích cực vào hoạt động xây dựng nơng thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra với người dân, nhất là phụ nữ và trẻ em. Chủ tịch Hội LHPN xã là phó ban vì sự tiến bộ phụ nữ và tổ hòa giải ở địa phương.
2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình
2.2.1. Quy định pháp luật về giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nam
Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã nêu rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Sau đây là một số quy định cụ thể:
Ở cấp độ luật, các văn bản pháp luật liên quan đến giám sát của Hội LHPN Việt Nam cũng khá đầy đủ. Theo quy định của Luật Bình đẳng giới, hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm tham gia giám sát việc thực hiện luật pháp bình đẳng giới; tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên,
đồn viên thực hiện bình đẳng giới. (Điều 29,30). Vai trò giám sát của Hội LHPN Việt Nam tại điều 33 trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình cũng được quy định cụ thể: kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, hơn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phịng chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; (điều 33)[30]
Nghị đinh 19/2003/NĐ-CP ngày 7 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước; Cấp kinh phí, phương tiện làm việc theo chế độ quy định, giải quyết kịp thời các đề nghị của Hội về tổ chức sản xuất, dịch vụ theo đúng chính sách nhà nước (điều 3)
Căn cứ vào khoản 3, điều 2, điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam quy định, hội LHPN các cấp có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ,gia đình, trẻ em và bình đẳng giới.[20]
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW về ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội.
Căn cứ vào hướng dẫn số 10/HD-ĐCT ngày 04/6/2014 của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam để hướng dẫn cho Hội LHPN các cấp triển khai quyết định 217 – QĐ/TW. Theo đó, Hội LHPN các cấp xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để triển khai giám sát ở các lĩnh vực, nội dung phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương, đồng thời trong q trình thực hiện giám sát có thể phối hợp với Mặt trận và các đồn thể chính trị xã hội để tiến
hành giám sát.