TỈNH QUẢNG NAM
2.1.2. Những yếu tố tác động đến thực hiện hoạt động giám sát của Hội LHPN huyện Thăng Bình
Hội LHPN huyện Thăng Bình
* Những thuận lợi:
Trong 5 năm qua, hoạt động giám sát của Mặt trận các hội đoàn thể được lãnh đạo các cấp ủy Đảng quan tâm. Công tác chỉ đạo thể hiện ở việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, thường xuyên chỉ đạo các ban ngành có liên quan hỗ trợ cho mặt trận đoàn thể thực hiện tốt công tác giám sát. UBND là đơn vị thường xuyên được chọn giám sát cũng hỗ trợ và thực hiện đúng nội dung quy trình giám sát mà đồn giám sát u cầu cung cấp. Bởi vì, nội dung giám sát xuất phát và tập trung vào việc giải quyết những bức xúc của nhân dân.
Thông qua hoạt động giám sát đã đánh giá đúng mức những ưu điểm nổi bật của đối tượng giám sát, có hình thức tun truyền, biểu dương kịp thời và phù hợp, có được những kết quả đó, là do Hội đã ngày càng chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch giám sát, nội dung và hình thức ngày càng phong phú và có tính sáng tạo. Hằng năm đều tổ chức tập huấn cũng như sơ kết rút kinh nghiệm trong công tác giám sát đối với các cấp hội từ huyện đến xã, từ đó tìm ra các giải pháp cho đợt giám sát tiếp theo được thực hiện tốt hơn.
Nhiều cơ chế, chính sách về hoạt động giám sát được ban hành đã tạo điều kiện cho hội và hội viên phụ nữ tiếp cận các nguồn thông tin để phục vụ cho hoạt động giám sát.
Các cấp ủy Đảng và chính quyền đã thực hiện nghiêm túc và thường xuyên chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chất lượng đội ngũ cán bộ hội được nâng cao một bước, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm, đội ngũ cán bộ từng bước được trẻ hóa.
* Những khó khăn:
Trên thực tế, hoạt động giám sát của Hội ở một mức độ nào đó vẫn cịn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, nội dung giám sát vẫn cịn chung chung, hình thức giám sát còn bị động, hoạt động giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương và sự mong đợi của nhân dân (trong đó có hội viên phụ nữ).
Sự phối hợp giữa các tổ chức Đảng, chính quyền và Hội chưa chặc chẽ, thống nhất. Trong hoạt động giám sát còn ngại đụng chạm đến các tổ chức Đảng, chính quyền nên đơi lúc, hội vẫn còn tư tưởng làm cho xong trách nhiệm.
Công tác giám sát của hội chưa được phát huy đúng mức mà mới chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh tình hình thơng qua việc theo dõi, thu thập thông tin để phản ánh với các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết, cịn việc giải quyết như thế nào thì hội khơng thể giám sát được vì khơng có cơ chế giám sát cụ thể.
Hoạt động giám sát của hội phụ nữ huyện trong những năm qua với khối lượng công việc nhiều, phạm vi liên quan rộng nên đòi hỏi người làm cơng tác hội phải có bản lĩnh và trình độ cơng tác, tuy nhiên do khó khăn về kinh phí hoạt động nên cũng bộc lộ những vấn đề như: hoạt động có dàn trải, có những nội dung giám sát chồng chéo, nhiều lúc hoạt động còn nặng về bề nổi mà chưa chú trọng chiều sâu.
Chế độ chính sách đối với cán bộ phụ nữ vẫn còn bất cập. Việc luân chuyển cán bộ phụ nữ ít được quan tâm, nhất là việc bố trí cán bộ cịn tình
trạng bố trí cán bộ chun mơn qua nên không xuất phát từ thực tiễn của một người làm phong trào, việc quy hoạch cán bộ kế cận chưa được chú trọng, một số cán bộ chưa thể hiện được bản lĩnh, chưa n tâm cơng tác, thiếu ý chí nên ảnh hướng đến hiệu quả của công tác giám sát của hội.
Với những yếu tố thuận lợi, khó khăn, thách thức vừa khái quát đã đặt ra Mặt trận, các đồn thể chính trị huyện nhà yêu cầu tận dụng mọi vận hội, thời cơ và phải quyết liệt đấu tranh, ngăn ngừa những ảnh hưởng bất lợi để địa phương tiếp tục phát triển bền vững, và hoạt động giám sát một trong những giải pháp quan trọng, thiết yếu để phát huy dân chủ, thu hút nhân dân (trong đó có phụ nữ) tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.