- Cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về vai trò và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để
3.2.3. Giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động và cán bộ đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội Liên hiệp phụ
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình hiện nay
Thăng Bình là một huyện nghèo của Tỉnh bởi có đủ các vùng đồng bằng, vùng núi, đời sống của nhân dân khu vực miền núi cịn rất nhiều khó khăn. Điều kiện cơ sở hạ tầng cịn thơ sơ, dân cư sinh sống ở vùng núi thì cịn thưa, đời sống nhân dân chủ yếu là ngông nghiệp, huyện chưa có các chính sách thu hút nhân tài, nên nhìn chung đội ngũ cán bộ trình độ cao của huyện khơng có, một số bộ phận chuyên môn không ngang tầm với nhiệm vụ. Từ thực trạng công tác tổ chức và công tác cán bộ hiện nay của Hội LHPN Huyện cần điều chỉnh một số nội dung sau:
Một là, Phải đảm bảo số lượng cán bộ và cơ cấu hợp lý ở cơ quan
chuyên trách của Hội phụ nữ Huyện theo tinh thần Nghị quyết 11 của Bộ chính trị và Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, cụ thể như sau
- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện và các xã thị trấn, gắn liền với đổi mới nội dung phương thức theo hướng tập trung cho cơ sở gắn với tinh thần ở đâu có phụ nữ ở đó có phong trào phụ nữ; tăng cường công tác phối kết hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong cơng tác giám sát để tạo thuận lợi trong công tác giám sát xã hội.
- Bộ máy hoạt động của hội phụ nữ huyện trước đây là 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 2 cán bộ chun mơn. Tuy nhiên thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách nên cơ quan Hội LHPN huyện từ 6 cán bộ xuống còn 4 cán bộ. Cho nên địi hỏi cơng tác sắp xếp bố trí phân cơng nhiệm vụ cần phải khoa học, đảm bảo năng lực, phẩm chất cán bộ. Phát huy vai trị trong cơng tác tham mưu, tư vấn và phân tích các vấn đề để thực hiện cơng tác giám sát có hiệu quả hơn.
Hai là, cần có chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ hội phụ nữ ở các cấp.
Mạnh dạn đưa những cán bộ trẻ, có năng lực đang cơng tác trong lĩnh vực phụ nữ lên các vị trí cao hơn, phân cơng cán bộ có năng lực, trình độ phù hợp, có tâm huyết phụ trách hoạt động giám sát xã hội. Đặc biệt tích cực tham mưu với Huyện ủy, cần có chính sách thu hút được những cán bộ có năng lực cơng tác, có kinh nghiệm thực tiễn để về cơng tác ở hội. Đồng thời, việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội phụ nữ cần hướng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Hội viên phụ nữ, hướng về cơ sở, phát huy vai trò của hội viên nòng cốt, phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên, chú trọng đến việc đổi mới hoạt động giám sát xã hội đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Đặc biệt,cần phát huy vai trò của phụ nữ tham gia quản lý nhà nước theo nghị quyết 56 của chính phủ.
Ba là, hằng năm tổ chức tập huấn và tăng cường công tác đào tạo bồi
dưỡng cho cán bộ Hội phụ nữ các cấp đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng giám sát xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là cán bộ trực tiếp làm công tác giám sát phải có chun mơn sâu, biết phân tích đánh giá đúng vấn đề. Hàng năm, hội Phụ nữ huyện phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác phụ nữ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp, Đặc biệt là tập trung hướng dẫn thực hiện công tác giám sát để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ.
Hội phụ nữ huyện phải tự đổi mới trong thực hiện chức năng giám sát xã hội. Mặc dù, trong những năm trở lại đây, vai trò giám sát của Mặt trận đoàn thể đã được Đảng khẳng định, pháp luật khẳng đinh. Đảng và nhà nước cần tạo cho Mặt trận đoàn thể, nhất là Hội phụ nữ thực sự có được vị trí tương đối độc lập, không phụ thuộc nhiều vào nhà nước về tổ chức và cán bộ tài chính, (mặt khác đối tượng giám sát của hội phụ nữ có nét riêng thêm là hướng đến bình đẳng giới..) vì vậy, để thực hiện tốt chức năng này, khơng thể trơng chờ đến khi hồn chỉnh hệ thống pháp luật thì mới thực hiện mà phải chủ động đổi mới về tổ chức bộ máy và cán bộ, trên cơ sở đó đổi mới phương thức hoạt động.
Tăng cường công tác phối hợp hoạt động giám sát giữa hội Liên hiệp phụ nữ và Mặt trận, các tổ chức chính trị khác. Bởi vì Sự phối hơp giám sát của Mặt trận đoàn thể được thực hiện đại diện cho quần chúng nhân dân. Nó mang tính hỗ trợ nhằm tăng hiệu quả trng quá trình tổ chức giám sát. Cụ thể, căn cứ vào chương trình cơng tác trong từng giai đoạn, Mặt trận đoàn thể lựa chọn những nội dung cần thiết để phối hợp hành động. Từ đó thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp và phân công trách nhiệm từng chủ thể. Ngược lại, mỗi chủ thể tự chủ đề đạt sáng kiến cần thiết, phù hợp để nâng hiệu quả trong công tác phối hợp.
Một chủ thể đặc biệt quan trọng mà Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh nhất thiết phải phối hợp trong quá trình thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội là báo chí. Pháp luật cơng nhận báo là cơng cụ giám sát và phản biện xã hội trọng yếu của xã hội dân chủ; là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân; là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu, cung cấp thông tin đa chiều nhanh nhất đối với đời sống xã hội, phản ánh, định hướng dư luận xã hội. Thực thi đúng vị trí, chức năng của mình, báo chí giữ vai trị tiên phong trong cơng tác
giám sát, phát hiện những vấn đề sai trái trong trong hoạt động tư pháp, hoạt động thực thi cơng vụ, các tiêu cực, các bất cập trong chính sách, pháp luật ... Bên cạnh đó, báo chí cịn là diễn đàn để quần chúng nhân dân phê bình, phản ánh những yếu kém, tiêu cực của cơ quan Nhà nước; là nơi tố giác các hành vi tiêu cực, tham ơ, lãng phí, cửa quyền, nhũng nhiễu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Báo chí là vũ khí sắc bén để tạo ra dư luận buộc các cơ quan công quyền vào cuộc xử lý tiêu cực. Trong xu thế văn hóa dân chủ ngày càng nâng cao và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin – truyền thơng, thì báo chí là cơng cụ quan trọng để định hướng quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức và tích cực, chủ động tham gia vào công việc của Nhà nước, trở thành chủ thể giám sát xã hội thiết yếu.
Hoàn thiện bộ máy, cũng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hội phụ nữ huyện là một nhiệm vụ quan trọng then chốt hàng đầu, bởi Huyện Thăng Bình là một huyện có nền kinh tế trung bình, điều kiện hạ tầng cơ sở cịn khó khăn, vùng ven biển chủ yếu là cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền núi rừng rậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu hoặc bị đá ong hóa. Hiện nay gị đồi, núi trọc chiếm 2/5 diện tích đất đai của huyện, mật độ dân cư đơng, người dân chủ yếu thu nhập từ nông nghiệp. Thực tế đối với cán bộ cơ sở ở một số nơi, cán bộ phụ nữ năng lực về giám sát còn hạn chế. Từ thực trạng bộ máy tổ chức và công tác cán bộ hiện nay của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình cần điều chỉnh một số vấn đề sau:
Phải đảm bảo số lượng cán bộ và cơ cấu hợp lý ở cơ quan chuyên trách của huyện, việc tăng thêm chuyên trách cho phụ nữ huyện là hợp lý, nhất là các đồng chí có am hiểu nhiều lĩnh vực, hoặc là sắp xếp lại tổ chức hoạt động khoa học, phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên.
Phải đảm bảo năng lực, phẩm chất cán bộ. Đi sâu, đi sát và lắng nghe dân nói. Việc tuyển dụng cán bộ cơng chức phải theo vị trí việc àm, hạn chế
việc nhận “người nhà”, “người quen”, “con của lãnh đạo” trong đề bạc bố trí. Tóm lại, để hoạt động giám của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện ngày càng có hiệu quả thì phải tập trung và các nội dung sau:
Một là, Đổi mới về tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả giám sát của Hội LHPN: Để thực hiện tốt vai trò giám sát, Hội LHPN Huyện cần phải có biện pháp nâng cao trình độ đội ngũ lãnh đạo các cấp, làm tốt công tác bồi dưỡng, tập huấn rèn luyện, tập huấn cán bộ; rèn luyện bản lĩnh, nâng cao trình độ chun mơn, chính trị cho cán bộ. Tiếp tục hướng về cơ sở, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động; bằng các hoạt động thiết thực để Hội LHPN các cấp thực hiện tốt công tác giám sát theo chức năng nhiệm vụ của Hội.
Hai là, Phải đổi mới trong thực hiện chức năng giám sát: Vai trò giám sát của Mặt trận, đoàn thể đã được Đảng khẳng đinh, luật pháp khẳng định. Đảng và nhà nước cần tạo điều kiện để Mặt trận, đồn thể thực sự có được vị trí tương đối độc lập, khơng lệ thuộc vào Nhà nước về tổ chức, về cán bộ và tài chính. Vì vậy, để thực hiện được chức năng này thì cần phải đổi mới một số vấn đề sau:
- Cần nghiên cứu, kiến nghị với Đảng và Nhà nước để Mặt trận, đồn thể sớm thốt ra cơ chế xin – cho, kinh phí hoạt động phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ nhưng không cào bằng, và phải tính đến tính đặc thù hoạt động của từng đồn thể. Chỉ có nguồn tài chính độc lập thì mới khắc phục tính thụ động trong hoạt động giám sát
- Giám sát là một nhiệm vụ cơ bản còn mới đối với Hội Phụ nữ, cho nên hoạt động giám sát nhìn chung cịn mang tính hình thức, sau khi Hội LHPN thành lập đồn giám sát, có mời các ngành chun mơn có liên quan, nhưng nội dung kiểm tra giám sả chỉ trong vòng 1 buổi, hoạt động giám sát chủ yếu dựa vào nội dung báo cáo của đơn vị được giám sát cung cấp, chưa
kể đến một số đơn vị trong quá trình giám sát nội dung báo cáo chưa đầy đủ, có đơn vị lại trình bày q dài làm mất thời gian, mà hiệu quả mang lại không cao, chưa bám sát được nội dung, mặc khác sau khi có thơng báo kết quả cũng chưa có kiểm tra lại việc khắc phục thực hiện giám sát. Trước những hạn chế đó thì cần phải đổi mới nội dung giám sát, trước thời gian giám sát cần phải cử một người về đơn vị giám sát nắm bắt tình hình, đi thực tế kiểm tra thơng tin có đúng với nội dung báo cáo hay khơng, có thể khơng cần thơng báo với đơn vị giám sát việc cử cán bộ về kiểm tra thực tế, hoặc thời gian giám sát đối với mỗi đơn vị cần thực hiện 2 buổi, 1 buổi kiểm tra trên hồ sơ, 1 buổi đi thực tế. Như vậy việc kiểm tra giám sát sẽ thực tế và chặc chẽ hơn. Đồng thời cần kiến nghị với Đảng có văn bản quy đinh trách nhiệm cac đơn vị được giám sát phải báo cáo kết quả thực hiện kết luận giám sát cho đoàn giám sát.