Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 59)

TỈNH QUẢNG NAM

2.3.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

a/ Nguyên nhân của những hạn chế đó chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau:

- Nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức Đảng về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội cịn chưa đầy đủ, chưa sâu sắc và toàn diện, đôi khi xem nhẹ công tác giám sát của hội đoàn thể.

- Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội với vai trị giám sát được đề cập trong các văn bản pháp luật còn mờ nhạt, chủ yếu là một số quy định về trách nhiệm của các tổ chức này trong việc vận động hội viên và quần chúng nhân dân tham gia giám sát.

- Đội ngũ cán bộ còn thiếu, một số cán bộ chưa có kinh nghiệm trong quan sát, phân tích, đánh giá, kết luận trong trong cơng tác giám sát, tính chủ động sáng tạo, trách nhiệm của một số cán bộ chưa được phát huy đúng mức.

- Hoạt động hoàn toàn dựa vào ngân sách, cơ chế phân bổ bình qn, trong khi đó biên chế của Hội PN huyện thì lại ít.

- Cơng tác phối hợp Mặt trận đoàn thể chưa thật sự chặc chẽ. Mặt dù đã có quy chế phối hợp theo nghị định 56 của chính phủ về việc quy định trách nhiệm của Bộ, Ngành, UBND các cấp trong việc đảm bảo cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước; tuy nhiên trên thực tế, công tác giám sát vẫn cịn mang tính hình thức, nhiều cơ quan, tổ chức chậm gửi báo cáo giám sát, chưa tạo điều kiện để hội đoàn thể thực hiện tốt chức năng giám sát.

- Kinh phí tập trung cho hoạt động giám sát cịn hạn chế, nên đơi lúc vì cơng việc thường xuyên của hội quá nhiều, hoạt động hội họp ở cấp huyện,

cấp cơ sở liên tục, dẫn đến việc chưa đầu từ thời gian, cơng sức để tìm tịi, nghiên cứu nội dung giám sát, chính vì vậy, hoạt động giám sát hằng năm có phần dàn trải, nội dung đơn điệu lại chồng chéo thiếu tính khoa học, khơng có chiều sâu.

b/ Bài học kinh nghiệm

Trong những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Huyện thăng Bình đã vào cuộc giám sát và thu được một số kết quả nhất định. Đồng thời phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội từ huyện đến xã thực hiện đồng bộ cơng tác giám sát, có sự đầu tư nghiên cứu văn bản và bám sát tình hình thực tế của từng địa phương nên trong quá trình giám sát đã giúp nhà nước chỉ ra những khuyết điểm, tồn tại cần khắc phục nhận được sự đánh giá cao của lãnh đạo cấp ủy Đảng.

- Bám sát định hướng giám sát, nắm chắc chức năng nhiệm vụ của Hội, yêu cầu nhiệm vụ chính trị cũng như vấn đề xã hội, hội viên phụ nữ quan tâm để chọn vấn đề giám sát phù hợp với từng năm, và chủ động báo cáo đề xuất với cấp ủy về nội dung giám sát để triển khai thực hiện.

- Việc tổ chức, thành lập đoàn giám sát chuyên đề với sự tham gia của các ban, ngành liên quan là rất quan trọng nhằm giúp cho việc nhìn nhận, phát hiện các vấn đề qua quá trình giám sát khách quan, thực chất và có tính chun mơn sâu. Phải lựa chọn nội dung giám sát có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân, của hội viên phụ nữ và phù hợp với chuyên môn, năng lực.

- Đội ngũ cán bộ hội tham mưu thực hiên giám sát phải có bản lĩnh chính trị, có kiến thức chun mơn về pháp luật về giới, nhiệt tình, tâm huyết, có phương pháp làm việc khoa học, hiễu thực tiễn, có kỹ năng nghiên cứu, phát hiện vấn đề trong giám sát.

giám sát để hoạt động giám sát trong thực tế được thực thi hiệu quả, đóng góp vai trò quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh tồn diện. 2.3.4. Những những vấn đề đặt ra trong thực hiện chức năng giám

sát của Hội LHPN Huyện Thăng Bình

Hội LHPN là một tổ chức chính trị xã hội, tiếp cận với quyết định 217 còn nhiều lúng túng, mặt dù được cấp ủy đảng quan tâm, lãnh chỉ đạo và sự tạo điều kiện của chính quyền các cấp để hội phụ nữ thực hiện nhiệm vụ giám sát, xong trên thực tế nhiệm vụ giám sát khá rộng, hội đã có rất hiều cố gắng, nhưng kết quả ban đầu vẫn cịn khiêm tốn. Thực trạng đó đặt ra một số vấn đề sau:

Tuy chức năng, nhiệm vụ giám sát của Mặt trận đã được ghi trong Hiến pháp năm 2003, nhưng những quy định pháp luật về giám sát của Mặt trận đoàn thể cũng chỉ dừng lại ở quy định chung, hoạt động giám sát của Hội LHPN Huyện thăng Bình cịn mang tính hình thức, vì vậy hiệu quả mang lại vẫn chưa cao, nội dung giám sát chưa cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, nhất là trong giai đoạn Huyện Thăng Bình đang hội nhập và phát triển. Chính vì vậy, trong hoạt động giám sát phải quan tâm đầu tư xây dựng kế hoạch, ngoài việc căn cứ vào định hướng của Hội cấp trên thì việc chủ động cơng tác tham mưu, đề xuất của cấp ủy đảng, cần thiết phải tranh thủ sự lãnh chỉ đạo, định hướng của cấp ủy để tạo sự thuận lợi trong hoạt động giám sát, nhất là trong các nội dung giám sát chuyên đề, chủ trì giám sát. Khi tiến hành giám hoạt động giám sát cần phải chuẩn bị kỷ đề cương giám sát và gửi trước cho đối tượng giám sát tuy nhiên phải đảm bảo vấn đề trọng tâm. Tùy trường hợp giám sát có thể mời thêm các thành phần tham dự để nâng cao hiệu quả giám sát như: Đại diện HĐND, Ban tổ chức, UBMTTQVN hoặc các ngành có liên quan.

thường tập trung vào những vấn đền bức xúc, nổi cộm trong nhân dân, vì vậy cần phải nâng cao trình độ, nhận thức cho cán bộ hội và phải thấy được tầm quan trọng của việc giám sát, đồng thời phải tích cực, chủ động giám sát, khơng né tránh, cả nể vì quen biết. Đồng thời phải theo dõi kết quả giải quyết kiến nghị, giám sát đề xuất sau giám sát là khâu quan trọng, qua đó sẽ đánh giá rõ ràng nhất hiệu quả giám sát ở mức độ nào.

Phải lựa chọn nội dung giám sát phù hợp, có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân và của hội viên phụ nữ, đặc biệt là phải phù hợp với năng lực, chuyên mơn. Tránh tình trạng nội dung giám sát tràn lan, q rộng rất khó khăn trong q trình triển khai thực hiện vượt quá phạm vi của hội.

Khi thực hiện giám sát xã hội phải cân nhắc con người thực hiện giám sát có hiểu biết về nội dung đó, đặc biệt là phải nắm vững các văn bản có liên quan. Nhưng khi có dấu hiệu sai phạm thì cũng nên cân nhắc xử lý đảm bảo hợp tình hợp lý. Chủ yếu trên tinh thần khắc phục và sữa chữa rút kinh nghiệm.

Việc giám sát của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội là mang tính xã hội và tính nhân dân, cho nên hoạt động giám sát của Hội phụ nữ cũng chỉ dừng lại ở mức thơng báo kết quả, chứ khơng có kết luận giám sát như giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước hay là hội đồng nhân dân các cấp. Do vậy kiến nghị trong kết luận giám sát cũng khác với kết luận trong thông báo giám sát, cho nên tiếp thu đến đâu, tiếp thu thế nào cũng tùy thuộc vào cấp ủy, chính quyền và cơ quan chun mơn đơn vị giám sát là chủ yếu.

Tiểu kết Chương 2

Trên cơ sở đánh giá đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của Huyện Thăng Bình tác động đến hoạt động giám sát xã hội của Mặt trận các đồn thể

(trong đó có Hội Liên hiệp phụ nữ Huyện Thăng Bình) trong thời gian qua, đánh giá được những kết quả nổi bật trong công tác giám sát cũng như tham mưu được với lãnh đạo huyện ủy các nhiệm vụ chính trị xác với tình hình thực tế của địa phương. Tham gia và chủ động thành lập đoàn giám sát, mời các ngành liên quan để giám sát chuyên đề ở một số cơ quan, đơn vị; Qua đó, phát hiện được nhiều mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn công tác này trong giai đoạn tiếp theo.

Huyện Thăng Bình là một huyện cịn nhiều khó khăn, đang từng bước trở mình vươn lên phát triển kinh tế, tập trung đầu tư xây dựng vùng đông trở thành khu thương mại du lịch, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trên nhiều lĩnh vực thì Huyện vẫn có những khó khăn nhất định, đó là cơng tác giải phóng mặt bằng, cơng tác bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm… Huyện Thăng Bình trong thời gian tới cần tăng cường cơng tác giám sát để các chủ trương, chính sách trong q trình ban hành, triển khai thực hiện có hiệu quả hơn, tạo được sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện: “Đảng nói, dân tin, chính quyền làm – dân ủng hộ, Mặt trận, đoàn thể vận động theo”.

Với những kết quả đóng góp của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình trong cơng tác giám sát xã hội, đối với các chủ trương, đường lối, chính sách của cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện là rất đáng ghi nhận, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của huyện nhà.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)