Những hạn chế và vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 54)

TỈNH QUẢNG NAM

2.3.2. Những hạn chế và vấn đề đặt ra

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát của Hội LHPN huyện Thăng Bình cịn có một số tồn tại, hạn chế:

Thứ nhất, hoạt động giám sát trong thực tế vẫn cịn mang tính hình thức, hiệu quả pháp lý chưa cao; giám sát phần nhiều mới được thế hiện qua các phát hiện, nêu ý kiến tại các kỳ họp, phiên họp của cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng giám sát, nhiều kiến nghị của hội chưa được cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp xem xét, giải quyết và trả lời, mặt dù một số lĩnh vực đã có quy định của pháp luật.

Thứ hai, nội dung giám sát theo chun đề cịn ít, nội dung giám sát còn đơn điệu, chưa thực sự đầu tư, và chuẩn bị chu đáo; Việc theo dõi sau giám sát cịn bng long, thiếu sự kiểm tra.

Thứ ba, Việc thực hiện quy trình giám sát cịn chưa có tính thống nhất cao. Đối tượng giám sát rộng, phương pháp giám sát chưa đa dạng, chủ yếu giám sát theo chương trình, kế hoạch định sẵn, do vậy chưa phát huy đầy đủ vai trò của hội viên và “tai mắt” của nhân dân tham gia giám sát; đội ngũ giám sát còn hạn chế kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn.

Thứ tư, công tác phối kết hợp trong cơng tác giám sát cịn cầm chừng, việc giám sát của Mặt trận và các đồn thể chính trị xã hội là mang tính xã hội và tính nhân dân, cho nên Mặt trận và các tổ chức chính trị khơng có kết luận giám sát như giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước. Thực tế chỉ có thơng báo kết quả giám sát, do vậy kiến nghị trong kết luận giám sát cũng khác hẵn so với kiến nghị của thông báo kết quả giám sát, cho nên tiếp thu đến đâu, tiếp

thu như thế nào thì xũng tùy thuộc vào cấp ủy, chính quyền và cơ quan chuyên môn của đơn vị giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 54)