Giải pháp về các điều kiện bảo đảm chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 70 - 75)

- Cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về vai trò và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để

3.2.4. Giải pháp về các điều kiện bảo đảm chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình hiện nay

hoạt động giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình hiện nay

a)Tạo mơi trường thuận lợi trong cơ hội tiếp cận thông tin

Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, cho nên phải làm việc tuân theo hiến pháp và pháp luật và công khai minh bạch để người dân có thể thường xuyên nắm bắt được thơng tin, có thể là thơng tin trên báo đài, ti vi thời sự…Đồng thời nhân dân có quyền kiểm sốt quyền lực nhà nước, do đó cần phải đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, và những thông tin cần thiết, gắn liền với cuộc sống hằng ngày và mọi việc của quốc gia để cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, ngoại trừ những chương trình, kế hoạch liên quan đến bí mật quốc gia.

Thực hiện quyền tiếp cận thông tin, là để nhân dân thực hiện được quyền dân chủ, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra…góp phần thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng nhà nước.

ý kiến, dư luận trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cần tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền giám sát. Hiện nay, xã hội phát triển, các kênh thông tin đại chúng được phổ biến rộng rãi, muốn có những ý kiến đúng, chính xác thì địi hỏi phải có hệ thống thơng tin tốt, nhanh nhạy, nắm bắt ý kiến, trong quá trình đánh giá xử lý thơng tin trên cơ sở khoa học để chắt lọc lấy thơng tin nào thật sự đúng, là tiếng nói chính thống của đa số quần chúng nhân dân.

Thường xuyên tổ chức sinh hoạt hội viên phụ nữ theo điều lệ hội 3 tháng/1 lần để lắng nghe ý kiến tâm tư, kiến nghị của hội viên. Qua đó nếu phát sinh vấn đề sẽ tổ chức giám sát để bảo vệ quyền lợi cho hội viên phụ nữ.

b) Đảm bảo cơ sở vật chất và phương tiện cho hoạt động giám sát xã hội của hội phụ nữ huyện

Để hoạt động giám sát của Hội LHPN huyện đạt hiểu quả cao thì việc tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện cho hội phụ nữ huyện là một trong những yếu tố quan trọng. Đặc biệt là phải độc lập về tài chính đối với hoạt động giám sát. Phải nói rằng sau khi Huyện ủy Thăng Bình ban hành Chỉ thị số 37-CT/HU ngày 05/5/2014 để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 217, 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI). Thì nhìn chung cơng tác giám sát của hội phụ nữ được các cấp ngành có sự quan tâm và phối hợp thực hiện tốt hơn.

- Về kinh phí cho hoạt động giám sát xã hội thì mặc dù Hiện nay HĐND tỉnh Quảng Nam cũng đã có văn bản quy định nội dung và mức chi bảo đảm hoạt động giám sát xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, Do đặc thù công việc của cán bộ làm công tác phụ nữ cho nên cần kiến nghị với Đảng, Nhà nước có chính sách riêng đối với cán bộ phụ nữ như: quy định mức phụ cấp hợp lý, chế độ khoán về điều kiện, phương tiện làm việc cho các cán bộ

phụ nữ đi lại, Chế độ khoán sẽ tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác phụ nữchủ động hơn trong hoạt động của mình.

c) Thường xuyên tổ chức tổng kết hoạt động giám sát ở cấp huyện, xã, thị trấn

Để công tác giám sát ngày càng đạt kết quả cao. Đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới thì Hội LHPN huyện hằng năm phải tổ chức sơ tổng kết,

qua đó biểu dương khen thưởng, khích lệ tinh thần cho các tổ chức cá nhân

có thành tích tốt, đồng thời đề xuất các biện pháp thực hiện tốt hơn trong

các năm tiếp theo.

Trong 05 năm qua, thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW, Các cấp hội phụ nữ đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng. Tạo điều kiện để hội phụ nữ thực hiện tốt chức năng giám sát của mình. Tuy nhiên để cơng tac giám sát có hiệu quả hơn thì nên gắn trách nhiệm giám sát của hội phụ nữ các cấp đi với đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở hội và người đứng đầu của đơn vị được giám sát cũng như gắn với phân loại thi đua cuối năm.

Tiểu kết Chương 3

Trên đây là những giải pháp cơ bản để Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình thực hiện tốt hơn chức năng giám sát của mình, góp phần thực hiện vào nghị quyết Đại hội huyện nhà. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp trên đòi hỏi phải thực hiện thống nhất, đồng bộ và có sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như những nỗ lực phấn đấu của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện trong việc thực hiện chức năng giám sát xã hội. Đặc biệt các cấp ủy Đảng, chính quyền cần đề ra những chủ trương, chính sách gần dân, sát dân và tạo niềm tin trong nhân dân.

KẾT LUẬN

Trong đời sống Chính trị hiện nay, với trình độ dân trí ngày càng cao, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, sự hỗ trợ hiệu quả của cơng tác truyền thơng, thì hoạt động giám sát và phản biện xã hội đã trở thành nhu cầu tất yếu của cuộc sống, vì đây được xem là một công cụ hữu hiệu của Nhà nước dân chủ. Những vấn đề lý luận về giám sát của Hội LHPN trong đề tài này chỉ là đánh giá về thực trạng thực hiện chức năng giám sát xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian qua, để làm cơ sở tiền đề đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa chức năng giám sát của Hội.

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, thì hoạt động giám sát là hoạt động phổ biến và cũng đã quen với người dân. Ở nước ta, thực chất của vấn đề giám sát là phương pháp kiểm soát quyền lực của nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế huyện thăng bình, hoạt động giám sát xã hội còn là một vấn đề mới mẻ, mọi người chưa nhận thức rõ ràng, đầy đủ, chính xác về nội hàm của những khái niệm này, chưa thấy rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung và phương thức tiến hành và tiêu chí đánh giá kết quả của giám sát. Trong luận văn này chỉ là những cơ sở ban đầu góp phần vào quá trình nhận thức và xây dựng một hệ thống lý luận đầy đủ hơn, sâu sắc hơn giám sát xã hội.

Qua thực trạng việc thực hiện chức năng giám sát của Hội LHPN Việt Nam từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tác giả cũng chỉ mới làm nhiệm vụ bóc tách, tổng hợp và khái quát lại từ những kết quả hoạt động, hạn chế và vấn đề đặt ra của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình trong những năm qua để làm cơ sở, tiền đề đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa chức năng giám sát xã hội của Hội Liên hiệp phụ nữ Huyện Thăng Bình trong thời gian đến.

hạn chế trong hoạt động do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân cơ bản nhất là do Đảng chưa tạo điều kiện tối ưu cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện chức năng giám sát, Nhà nước cũng chưa tích cực phối hợp trong thực hiện giám sát.

Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp phải xác định giám sát là một chức năng cơ bản, là lý do tồn tại của mình để từ đó đầu tư thoả đáng cho việc tổ chức thực hiện chức năng này trong hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 70 - 75)