Khái quát về tổ chức bộ máy và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 39)

TỈNH QUẢNG NAM

2.1.3. Khái quát về tổ chức bộ máy và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình

phụ nữ huyện Thăng Bình

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình: Số lượng 31 chị ủy viên ban chấp hành phụ nữ, trong đó: cơ cấu Hội LHPN cơ sở: 23, cơ cấu các ngành: 03; cơ quan chuyên trách Hội LHPN huyện: 05 (gồm có 1 Chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 2 chuyên môn thường trực, về trình độ chun mơn: 1 thạc sĩ, 4 Đại học, cao cấp chính trị 2)

Với khối lượng công việc nhiều và hoạt động theo chỉ tiêu phong trào và 3 nhiệm vụ trọng tâm. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện phân công nhiệm vụ theo phong trào và phụ trách các cụm cơ sở (cánh đông, cánh trung, cánh tây); cá nhân chị chủ tịch phụ nữ phụ trách chung, 1 cán bộ văn phòng kiêm thủ quỹ cơ quan. Hằng năm, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chủ tịch, phó chủ tịch và chi hội trưởng cơ sở. Chính vì phân cơng trách nhiệm của từng cán bộ gắn với phong trào cụ thể ở cơ sở nên hoạt động hằng năm của hội đạt hiệu quả, được cấp trên đánh giá cao.

Chất lượng hoạt động của Hội LHPN huyện Thăng Bình trong những năm qua không ngừng được quan tâm, lãnh chỉ đạo và bồi dưỡng. Đối với cán

bộ phụ nữ cơ sở đảm bảo về số lượng và chất lượng, cấp ủy Đảng ở từng địa phương luôn xem trọng công tác phụ nữ thể hiện qua kết quả bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân và bầu cử cấp ủy,đa số chủ tịch phụ nữ trúng cử, tỷ lệ cao. Đội ngũ cán bộ chi hội ở cơ sở cũng đang phấn đấu lồng ghép cán bộ đảng viên phân công nhiệm vụ chi hội trưởng phụ nữ để gắn trách nhiệm, hoặc giới thiệu cán bộ chi hội phụ nữ kết nạp đảng nếu đủ điều kiện theo quy định. Nguồn kinh phí khốn theo nghị quyết 22 của HĐND Tỉnh Quảng Nam được cơ sở bám sát thực hiện và cân đối nguồn đảm bảo để cơ sở hoạt động. Về phía hội phụ nữ cấp cơ sở cũng đã linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung hoạt động. Trong đó, bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhiệm vụ của địa phương, lựa chọn hoạt động phù hợp với điều kiện tổ chức hội và hội viên phụ nữ. Các cấp hội đã đóng góp tích cực vào hoạt động xây dựng nơng thơn mới, xây dựng đô thị văn minh, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra với người dân, nhất là phụ nữ và trẻ em. Chủ tịch Hội LHPN xã là phó ban vì sự tiến bộ phụ nữ và tổ hòa giải ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 39)