Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 63 - 65)

- Cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về vai trò và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ

Liên hiệp phụ nữ

Trong những năm qua, hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành quy định về hoạt động giám sát của Mặt trận, các đồn thể nói chung cũng như của Hội LHPN VN nói riêng, như: Hiến pháp 2013, Hướng dẫn thực hiện hoạt động giám sát của Đoàn Chủ tịch Trung ương hội LHPN Việt Nam, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thăng Bình đã kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách đảm bảo cho Hội phụ nữ huyện thực hiện tốt hoạt động giám sát của huyện. Huyện ủy Thăng Bình đã ban hành chỉ thị số 37 – CT/HU ngày 5/5/2014 về việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 217 của Bộ chính trị (khóa XI); Ban thường vụ Huyện ủy ban hành kế hoạch số 80, ngày 5/5/2014 của huyện ủy về tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện quyết định số 217; Hướng dẫn số 06 – HD/HU, ngày 22/5/2014 của huyện ủy về triển khai thực hiện quyết định 217; Quyết định 338/QĐ-UBND ngày 12/4/2014 của UBND huyện Thăng Bình về việc ban hành quy chế phối hợp công tác giữa UBND huyện với Hội LHPN huyện; việc thực hiện quy chế

dân chủ ở cơ sở, giám sát cán bộ, đảng viên, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trên địa bàn huyện Thăng Bình.

Tuy nhiên, để các văn bản trên thật sự đi vào hoạt đơng có hiệu quả thì chưa đạt. Do đó, để cho Hội LHPN Huyện có cơ sở pháp lý thực hiện tốt chức năng giám sát thì trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, cần hoàn thiện các quy định pháp lý đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống chính trị về hoạt động giám sát của đồn thể, Bộ chính trị nên ban hành 1 văn bản quy chế giám sát cho Mặt trận, đoàn thể để có cơ chế thực hiện thuận lợi hơn.

Hai là, cần quy định những nội dung cụ thể vào quy chế giám sát của đồn thể. Cần quy định rõ hình thức giám sát phù hợp với từng đối tượng, cần quy định rõ điều kiện, cơ chế xử lý kiến nghị kết quả giám sát thơng qua việc quy định cụ thể trình tự xem xét, xử lý kịp thời.

Ba là, Đảng cần có chỉ thị về việc Mặt trận đồn thể tham gia giám sát, ban hành quy chế giám sát, có cơ chế lắng nghe, tiếp thu xử lý các ý kiên kết luận giám sát có liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng. Chỉ đạo các cơ quan nhà nước phối hợp với Mặt trận đoàn thể xây dựng cơ chế giám sát theo quy định của pháp luật.

Bốn là, Ban hành nguồn kinh phí giám sát riêng cho Mặt Trận đoàn teher hoạt động.

Hiện nay, Hội phụ nữ thực hiện công tác giám sát dựa trên tinh thần Quyết định 217 của Bộ chính trị là chính. Do đó, việc hồn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo cho Hội LHPN thực hiện giám sát là cần thiết. Thiết nghĩ nên xây dựng Luật giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị xã hội để đảm bảo cơ sở pháp lý. Cần sữa Luật bình đẳng giới năm 2006, cần chuyển hóa quy định được quy định ở văn bản dưới luật (thực hiện

theo Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19.5.2009 của Chính phủ), lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới được áp dụng đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định đối với các sự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 63 - 65)