Kết quả hoạt động giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 53)

TỈNH QUẢNG NAM

2.3.1. Kết quả hoạt động giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thăng Bình thời gian qua

Thăng Bình thời gian qua

Giám sát xã hội là hoạt động kiểm sốt quyền lực của nhân dân. Vì vậy, xét về lý thuyết thì Hội LHPN sẽ giám sát theo ủy quyền của nhân dân về đối tượng, nội dung, hình thức… Trong thời gian qua, Hội LHPN Huyện Thăng

Bình đã chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu với huyện ủy thực hiện nhiệm vụ giám sát đạt một số kết quả như sau:

a/ Giám sát do Hội LHPN huyện Thăng Bình chủ trì

Thực hiện quyết định số 217 – QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ chính trị; Căn cứ chỉ thị số 37 và kế hoạch số 80-KH/HU ban hành ngày 5/5/2014 của Huyện Ủy Thăng Bình; Hướng dẫn số 06, ngày 22/5/2014 về triển khai thực hiện quyết định 217 của Bộ chính trị (Khóa XI); Căn cứ Hướng dẫn 247/ HD-BTV ngày 18/06/2014 của Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh Quảng Nam về việc hướng dẫn thực hiện quyết định số 217 –QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về thực hiện quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị xã hội.

Trong 5 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã trực tiếp tổ chức 16 cuộc giám sát tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực có liên quan đến phụ nữ và trẻ em, đối với cơng tác cán bộ nữ thì giám sát trên tinh thần Nghị quyết 11 của Bộ chính trị, giám sát UBND các xã thị trấn về việc khốn kinh phí hoạt động theo Nghị quyết 22 của Hội Đồng nhân dân Tỉnh Quảng Nam, Công tác tham gia quản lý nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ. Bên cạnh đó, giám sát việc hỗ trợ heo, bị giống ở các xã thị trấn, công tác quản lý tài nguyên khoản sản và quan trọng là giám sát cơng tác phịng chống bạo lực gia đình. Kết quả cho thấy 22/22 xã thị trấn đều ban hành quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân và Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp. - Hầu hết UBND các xã mời Hội LHPN xã tham gia góp ý bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm, nhất là các chương trình, kế hoạch có liên quan đến quyền, lợi ích của PN, TE và bình đẳng giới như: vai trị của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới, các biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ môi trường, đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nữ, hỗ trợ giúp đỡ

phụ nữ phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững, chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, …

- Hằng năm Hội LHPN các xã phối hợp với ngành Tư pháp, Công An, Dân số tổ chức tuyên truyền luật Phòng chống bạo lực gia đình, Bình đẳng giới, Hơn nhân gia đình, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật phòng chống mua bán người, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật đất đai, Luật ATGT, Tọa đàm về giới tính khi sinh, truyền thơng về phòng chống bệnh sinh dục nữ,…

- Hội LHPN xã được mời tham gia thành viên chính thức trong các hội đồng: Hội đồng nghĩa vụ quân sự, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng xét cấp đất, Hội đồng xét người khuyết tật, hưởng chính sách bảo trợ xã hội…; Ban chỉ đạo: Ban chỉ đạo xây dựng nơng thơn mới, Ban xóa đói giảm nghèo, Ban giám sát các chương trình hỗ trợ cộng đồng, tổ công tác liên ngành,…

- Ngoài ra Hội LHPN xã tham gia kiểm tra, giám sát các chương trình hỗ trợ cộng đồng, tham gia xét hộ nghèo hằng năm, xét duyệt các đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, xét duyệt hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở, xét đối tượng chính sách, người có cơng cách mạng, các chương trình vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, giám sát việc thực hiện Nghị định 136 của Chính phủ về các chính sách bảo trợ xã hội; kiểm tra, giám sát việc xây dựng đường bê tơng nơng thơn, tiêm phịng bệnh cho gia súc, gia cầm, …

- Tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến của hội viên, phụ nữ về góp ý văn kiện Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020; tổ chức các cuộc họp đối thoại với chính quyền có mời phụ nữ tham gia để lắng nghe ý kiến của phụ nữ về tình hình thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, về phòng chống tội phạm, công tác bảo vệ môi trường,…

các hoạt động gây quỹ hội như tổ chức văn nghệ; thu các khoản vận động phụ nữ đóng góp để xây dựng mái ấm tình thương, giúp đỡ phụ nữ, trẻ em nghèo,…

- Ngoài ra Hội LHPN xã được mời tham dự đầy đủ các cuộc họp, hội nghị có liên quan do UBND tổ chức như: Bàn giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp ý vào các báo cáo về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trước khi họp HĐND, các chiến dịch truyền thơng dân số, phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em; sơ, tổng kết công tác dân số 6 tháng, 1 năm, …

- Định kỳ hằng quý, một năm thông qua các cuộc họp, hội nghị UBND xã nắm bắt những kiến nghị, đề xuất các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới như: đề xuất biện pháp hỗ trợ giúp đỡ phụ nữ phát triển kinh tế thốt nghèo bền vững thơng qua hỗ trợ phương tiện sinh kế cho phụ nữ nghèo như cấp bò giống, heo giống, cho vay vốn hộ nghèo, làm nhà cho hộ nghèo theo quyết định 167 của Chính phủ, cấp BHYT, BHTT cho tổ thu gom rác thải,…

Việc phân bổ kinh phí hằng năm cho Hội LHPN xã hoạt động cơ bản đảm bảo theo quy định: 32.000.000đ/năm. Ngồi kinh phí phân bổ theo quy định một số xã phân bổ thêm theo yêu cầu hoạt động của Hội từ 3-5 triệu đồng (Bình Nam, Bình Định Bắc).

Cơng tác đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch sử dụng cán bộ nữ đa số được các cơ quan, đơn vị chú trọng thực hiện theo quy dịnh của pháp luật: Nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện 8/40 người, nữ đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã có 90/594 chiếm tỷ lệ 15,2%; Nữ tham gia cấp ủy Đảng bộ xã/thị trấn 68/330 người, chiếm tỷ lệ 20,6%; Cấp huyện 7/43, chiếm tỷ lệ 0,16%. Phối hợp tổ chức tư vấn, giới thiệu và tạo việc làm cho 1.200 lao động nữ làm việc tại các cơng ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh; tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức cho phụ nữ phát triển sản xuất, chăn nuôi và

hướng dẫn phụ nữ nghèo biết cách làm ăn, các cấp Hội đã phối hợp và các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề có…… lượt chị cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia. Nhìn chung Ủy ban nhân dân các cấp tích cực chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tại các cơ quan, đơn vị cơ bản đạt hiệu quả, đảm bảo cho Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện và cấp cơ sở tham gia quản lý nhà nước, thực hiện cơng tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; góp phần tăng tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng các; hỗ trợ phương tiện, kinh phí để Hội thực hiện tốt nhiệm vụ, chủ động nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các biện pháp, chính sách, liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới ..., nâng cao vị thế trong tham gia quản lý nhà nước

Đối với công tác giám sát ở các cấp hội: hội LHPN huyện cũng đã chỉ đạo 22 xã, thị trấn xây dựng kế hoạch giám sát tại địa phương, chú trọng công tác giám sát các hoạt động có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ…. Đặc biệt quan tâm chủ động giám sát thường xuyên việc cấp tiền theo NĐ 136 của chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó nhóm 1 về trẻ em mồ cơi, có 22 đối tượng (nam) số tiền 405.000đ/tháng; nhóm 2 về người cao tuổi, có 460 đối tượng, (trong đó người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên được trợ cấp số tiền 180.000đ/tháng, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên thuộc diện hộ nghèo trợ cấp số tiền 270.000đ/tháng); nhóm 7 về hộ gia đình nhận ni trẻ mồ cơi, có 2 hộ gia đình, số tiền 360.000đ/tháng; nhóm 9 về người đơn thân nuôi con nhỏ, (Trong đó đối tượng người đơn thân và đơn thân nghèo nuôi 1 con hưởng trợ cấp 270.000đ, người đơn thân nghèo nuôi 2 con được hưởng trợ cấp 540.000đ/tháng. Qua giám sát có 485 đối tượng được nhận đủ tiền hỗ trợ hằng tháng, theo đúng quy định và khơng có trường hợp nào cấp sai đối tượng. Ngoài ra, hằng năm hội phụ nữ cơ sở đăng ký với cấp ủy đảng nội dung giám sát chuyên đề về các lĩnh vực như: Giám sát việc thực hiện các

tiêu chí thành lập nhóm trẻ gia đình, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, thoát nghèo bền vững, đặc biệt quan tâm đến đến đối tượng là hội viên phụ nữ chủ hộ, qua hoạt động giám sát, các cấp hội đã thể hiện được vai trị, chức năng quyền hạn của mình trong cơng tác đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho các tầng lớp phụ nữ.

Đối với công tác giám sát chuyên đề về nội dung phịng chống bạo lực gia đình tại 9/22 xã cho thấy rằng:

- Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ban VHTT các xã đã tuyên truyền trực quan trên các trục đường chính của xã; Đài truyền thanh xã có chương trình truyền thanh về Luật phòng, chống bạo lực gia đình, các văn bản liên quan đến cơng tác phịng chống bạo lực gia đình. Hội LHPN xã đã tổ chức tuyên truyền trong HVPN về nội dung phòng, chống bạo lực gia đình tại địa bàn các thơn.

- Thường xuyên nắm tình hình, phát hiện báo tin về bạo lực gia đình. Khi có những vụ việc mâu thuẩn gia đình xảy ra, thơng qua tổ hịa giải đã phối hợp vận động, giải quyết để các gia đình được hịa thuận, êm ấm. Ngồi ra các Hội đoàn thể thường xuyên quan tâm động viên giúp đỡ về tinh thần, vật chất tạo điều kiện cho phụ nữ bị bạo lực ổn định cuộc sống sau khi ly hôn (Trần Thị Vy - thơn Phước Long - xã Bình Đào), giải quyết cho vay vốn giúp các hộ làm ăn phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống nhằm giảm thiểu mâu thuẩn gia đình do khó khăn về kinh tế.

- Từ năm 2016 đến nay, UBND các xã đã giải quyết 27 trường hợp bạo lực gia đình (hầu hết chồng hành hạ, đánh đập vợ); nhiều vụ không gởi đơn đến UBND xã mà gởi trực tiếp lên Tòa án, qua tổng hợp các Quyết định giải quyết ly hơn do Tịa an gởi về, trên địa bàn 9 xã từ năm 2016 đến nay có 18 vụ ly hơn, trong đó có 3 vụ ly hơn do bạo lực gia đình.

cậy, duy trì hoạt động tốt 03 CLB gia đình hạnh phúc có 150 thành viên tham gia nhằm hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ các nạn nhân bị bạo lực gia đình. Bình Đào: Xây dựng 02 địa chỉ tin cậy; nhưng chưa xây dựng được các mơ hình trợ lực trong xây dựng gia đình hạnh phúc.

Nhìn chung UBND các xã có sự chỉ đạo về cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình; 2 xã thành lập Ban chỉ đạo phịng chống bạo lực gia đình: Bình Tú, Bình Ngun; 4 xã thành lập Tổ hịa giải ở thơn; ngồi ra tại một số thơn của xã Bình Tú có đặt tủ sách, mỗi tủ có khoảng 40 đầu sách tuyên truyền về luật pháp, giáo dục đời sống gia đình, chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, các kiến thức về sản xuất, trồng trọt, kinh doanh…giúp người dân nắm kiến thức áp dụng vào sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, góp phần hạn chế bạo lực gia đình.

- Các cơ quan liên quan, Hội đoàn thể đã triển khai tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ chun mơn của mình như:

Mặt trận và các Hội đoàn thể phối hợp với Tư pháp: Tuyên truyền, vận động hội viên, đồn viên và nhân dân thực hiện các chính sách, pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, các kiến thức về hơn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hóa… thơng qua các hình thức tuyên truyền, tọa đàm, tư vấn pháp luật.

Công an, Tư pháp: Phối hợp với các đồn thể hịa giải, giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình, chủ yếu là mâu thuẩn vợ chồng; theo báo cáo của 3 xã từ năm 2016 đến nay (trừ Bình Nguyên chưa nắm được số vụ) đã hòa giải thành 14 vụ mâu thuẩn gia đình.

Hầu hết 4 xã có loa truyền thanh tại các tổ trong khu dân cư, đây là điều kiện thuận lợi để tuyên truyền pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, hơn nhân gia đình, các Nghị định của Chính phủ về phịng chống bạo lực gia đình… đến tồn thể nhân dân trên địa bàn nắm bắt được.

Việc xây dựng mơ hình: Mơ hình của Hội LHPN xã về xây dựng gia đình 5 khơng 3 sạch, CLB gia đình hạnh phúc, tổ phụ nữ khơng có thành viên gia đình vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội. Thơng qua mơ hình, hằng năm các thành viên được hướng dẫn, cung cấp các kiến thức về xây dựng cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc, vì vậy hầu hết những gia đình tham gia vào mơ hình vẫn giữ được cuộc sống ổn định, vợ chồng hạnh phúc, con cái chăm ngoan.

- Hoạt động của các địa chỉ tin cậy: Duy trì 14 địa chỉ tin cậy của Hội LHPN 4 xã. Các địa chỉ thường xuyên theo dõi nắm tình hình để vào cuộc kịp thời nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình.

Tuy nhiên, qua giám sát còn phát hiện nhiều mặt hạn chế như: Một số Chủ tịch UBND xã chưa nắm hết tinh thần của Nghị định 56 nên các báo cáo chưa làm rõ 4 nội dung yêu cầu của Nghị định 56, chủ yếu báo cáo kết quả hoạt động của Hội LHPN xã, chưa tốt lên được cơng tác phối hợp giữa UBND và Hội LHPN xã.

- Một số cuộc họp chuyên đề quan trọng của Hội có mời UBND dự để lắng nghe ý kiến đề xuất phối hợp giải quyết, nhưng UBND khơng quan tâm tham dự (Bình Lãnh).

- UBND và Hội phụ nữ 9 xã chưa phối hợp tổ chức đánh giá việc thực hiện Nghị định 56 của Chính phủ hằng năm.

- Hầu hết Ban VSTBPN 9 xã chưa củng cố bổ sung, chưa xây dựng kinh phí nên khơng tổ chức các hoạt động. Chưa thành lập Ban điều hành thực hiện đề án 704 “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” và Ban điều hành thực hiện đề án 343 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

- Vai trò chủ động của một số đ/c Chủ tịch Hội phụ nữ trong công tác tham mưu, đề xuất các chính sách, biện pháp có liên quan đến bình đẳng giới

để thực hiện tốt chức năng tham gia quản lý Nhà nước tại địa phương cịn hạn chế.

Đối với cơng tác phịng chống bạo lực gia đình cũng bộc lộ nhiều hạn chế thiếu sót nhất định: Qua giám sát đối với UBND 4 xã, Bình Tú tương đối đảm bảo; 3 xã cịn lại chưa có sự vào cuộc nhất định, chưa tập trung cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo về phịng chống bạo lực gia đình; trong triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát của hội LHPN việt nam tại thực tiễn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam (Trang 42 - 53)