Kiểm sát điều tra việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 46 - 51)

- Khái niệm kiểm sát điều tra

THỰC TRẠNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TẠI TỈNH QUẢNG NAM

2.2.1. Kiểm sát điều tra việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em

em của các cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Kiểm sát điều tra việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em xâm phạm tình dục trẻ em

Trước tình hình tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảnh Nam có diễn biến ngày càng phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới đa dạng, tinh vi. Trên cơ sở xác định được tầm quan trọng của công tác tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, VKSND tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm sát đối với các CQĐT trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.

- Tổng số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố mà Viện kiểm sát đã kiểm sát/Tổng số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố về tội phạm xâm phạm trẻ em Cơ quan điều tra tiếp nhận, giải quyết: 153 tin/155 tin (số liệu từ năm 2015 đến hết tháng 5 năm 2020).

- Số tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố quá hạn giải quyết: Không xảy ra.

- Số tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố không được Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết theo đúng quy định của BLTTHS: 01 tin.

- Số tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết: Không.

- Số tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tớ tạm đình chỉ giải quyết: 02 tin. - Những vi phạm pháp luật phổ biến của Cơ quan điều tra trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố như: Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định khơng khởi tớ ng̀n tin về tội phạm không đảm bảo

căn cứ; không thụ lý thông tin do Công an xã chuyển đến; vi phạm thời hạn thụ lý, thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của pháp luật; chậm ra quyết định phân cơng Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; chậm thực hiện yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát; không tiến hành đối chất trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người; tiến hành khám nghiệm hiện trường, tiến hành nhận dạng đới tượng tình nghi gây án nhưng khơng thơng báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử KSV tham gia kiểm sát; thu thập vật chứng khơng niêm phong theo luật định. Qua đó; VKS đã ban hành 05 kiến nghị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục vi phạm.

Điển hình như kiến nghị sau: Qua nghiên cứu Đơn khiếu nại của ông Cao

Tiến T (sinh năm 1984; trú tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) về kết quả giải quyết tố giác về tội phạm của Cơ quan CSĐT Công an thành phố Tam Kỳ, đối với đơn tố giác của ông T tố cáo Phan Châu Thành (sinh năm 1986; trú tại thôn Đồng Nghệ, xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) có hành vi biểu hiện xâm phạm tình dục đối với con gái của ông là cháu Cao Gia L (sinh ngày 27/5/2007) vào ngày 14/02/2019. VKSND tỉnh Quảng Nam nhận thấy Cơ quan CSĐT Cơng an thành phớ Tam Kỳ đã có những vi phạm, thiếu sót như sau:

Về thủ tục thụ lý giải quyết tố giác

Ngày 14/02/2019, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Tam Kỳ tiếp nhận đơn tố giác của ông Cao Tiến T. Mặc dù vụ việc nêu trong đơn có dấu hiệu xâm phạm tình dục trẻ em cần phải thụ lý, giải quyết theo đúng quy trình giải quyết ng̀n tin về tội phạm, tuy nhiên Cơ quan CSĐT Công an thành phố Tam Kỳ không ban hành văn bản tiếp nhận thụ lý, không ra Quyết định phân công xác minh và không ban hành văn bản giải quyết tố giác nhưng lại tiến hành các hoạt động xác minh. Đến ngày 14/3/2019, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Tam Kỳ lại ban hành văn bản số 782/CQĐT trả lời kết quả giải quyết tớ cáo của ơng Cao Tiến T, có nội dung xác định hành vi của Phan Châu Thành khơng có dấu hiệu của tội phạm.

quy định về quy trình giải quyết ng̀n tin về tội phạm tại Khoản 2 Điều 4, Điều 9 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Bộ Công an, Bộ Q́c phịng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phới hợp giữa các cơ quan có thẩm qùn trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Về kết quả giải quyết

Qua nghiên cứu hồ sơ, VKSND tỉnh Quảng Nam nhận thấy cịn nhiều tình tiết quan trọng trong vụ việc chưa được làm rõ, cụ thể như sau:

+ Phan Châu Thành khai vì có sở thích ḿn ơm các cháu nhỏ ngủ nên mới đột nhập vào nhà ơng Cao Tiến Tư. Tuy nhiên, q trình khám nghiệm hiện trường lại thu giữ được 02 túi cao su có đựng chất lỏng màu vàng nhưng Cơ quan điều tra chưa làm rõ nguồn gốc cụ thể.

+ Tại Bản kết luận mẫu sinh học số 28 ngày 15/02/2019 của Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Nam kết luận: Khơng tìm thấy xác tinh trùng bên trong 02 túi cao su trên nhưng Cơ quan CSĐT Công an thành phố Tam Kỳ không trưng cầu giám định để xác định đây là chất gì (th́c kích dục, th́c sử dụng trong quan hệ tình dục, ma túy…), khơng phân tích rõ dung dịch chất lỏng này chứa thành phần gì, có tác dụng như thế nào?

+ Vụ việc có nhiều vấn đề cịn vướng mắc như: Với tư cách là dượng (chờng của dì hai cháu) tại sao Thành lại muốn ôm hai cháu để ngủ. Mặt khác Thành lại có hành vi lén lút cạy cửa, đột nhập vào nhà ông Tư lúc đêm khuya khi mọi người đã đi ngủ và mang theo 02 túi cao su đựng chất lỏng, khi đến chỉ mặc quần mà không mặc áo… những nội dung này chưa được điều tra làm rõ. Do đó, cần phải tiếp tục đấu tranh với đối tượng để xác định có sự việc chuẩn bị thực hiện hành vi xâm phạm tình dục đới với hai cháu nhỏ hay khơng?

+ Ngoài ra, Thành khai đã nhiều lần đột nhập vào nhà ông Tư để ôm hai cháu ngủ và thường ở lại đó khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, tại sao hai cháu khơng phát hiện thì cũng chưa được làm rõ, thậm chí cháu Cao Gia H là người nằm bên cạnh

Thành và cháu L nhưng trong hồ sơ chưa có lời khai của cháu Cao Gia H là thiếu sót cần phải khắc phục.

Các vi phạm, thiếu sót nêu trên của Cơ quan CSĐT Cơng an thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là nghiêm trọng. Do đó, để xử lý đúng đắn và nghiêm khắc đối với các hành vi xâm phạm tình dục trẻ em đang ngày càng diễn ra khá phức tạp, đảm bảo cho việc áp dụng, thực thi pháp luật được nghiêm minh và thớng nhất, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam:

- Tiến hành phân công cán bộ, Điều tra viên thụ lý, xác minh, giải quyết tố giác theo đúng trình tự quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 và Điều 9 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017.

- Khẩn trương xác minh các nội dung theo yêu cầu của VKSND tỉnh Quảng Nam, sau khi có kết quả xác minh thì ra Quyết định giải quyết tớ giác theo quy định tại Điều 147 BLTTHS năm 2015 và Điều 9 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT- BCA-BQP-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017.

- Tiến hành kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các cán bộ, Điều tra viên để xảy ra vi phạm như trên.

Sau khi nhận được kiến nghị trên, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã nghiêm túc tiếp thu, chấn chỉnh và khắc phục vi phạm.

Các VKSND địa phương đều đã mở sổ quản lý tố giác, tin báo tội phạm, công tác phân loại, xử lý các tố giác, tin báo về tội phạm được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định. VKSND hai cấp đã mở hịm thư để tiếp nhận tớ giác, tin báo về tội phạm. VKSND hai cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp nắm bắt diễn biến tình hình tội phạm trên địa bàn, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm để phối hợp phân loại, xử lý được kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn tin báo, tớ giác về tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do cơ quan Công an trực tiếp tiếp nhận. VKSND chỉ nắm tình hình tiếp nhận tớ

giác, tin báo về tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, nắm kết quả phân loại, xử lý và trao đổi với cơ quan điều tra những vấn đề phát sinh. Những tin báo, tớ giác đã có kết quả thì kiểm sát viên được phân cơng cùng điều tra viên phân loại xem những hành vi nào có thể khởi tớ vụ án, những hành vi nào khơng phải là tội phạm thì áp dụng biện pháp xử lý khác. Nếu quan điểm hai bên khác nhau trong vấn đề xử lý tin báo, tố giác tội phạm báo cáo với lãnh đạo VKSND để có u cầu bằng văn bản đới với cơ quan điều tra cùng cấp. Trong q trình tiến hành kiểm sát việc giải quyết tớ giác, tin báo tội phạm của CQĐT, các KSV thường yêu cầu ĐTV được phân cơng thơng báo về tình hình giải quyết, trực tiếp nghiên cứu, ghi chép lại nội dung kết quả CQĐT đã thu thập được. Thông thường, giữa kiểm sát viên và điều tra viên có sự trao đổi thớng nhất với nhau về những vấn đề xung quanh nội dung vụ việc nên hai bên sự thống nhất ngay từ ban đầu trong q trình xử lý tin báo, tớ giác tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Khi Viện kiểm sát cần nghiên cứu tài liệu xác minh đơn tớ giác, tin báo tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em để phục vụ công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo tội phạm, thì yêu cầu các cơ quan đang thụ lý cung cấp đầy đủ. Kiểm sát viên cũng phải có trách nhiệm giữ bí mật thơng tin theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đạt kết quả.

Kết quả từ năm 2015 đến hết tháng 5 năm 2020, VKSND hai cấp ở Quảng Nam đã phối hợp với CQĐT Công an tỉnh và các CQĐT có thẩm quyền cùng cấp, tiếp nhận 155 ng̀n tin về tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, CQĐT đã tiến hành kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định pháp luật, trong đó đã khởi tớ 130 vụ án về xâm phạm tình dục trẻ em.

Tuy nhiên, công tác kiểm sát việc tiếp nhận và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em vẫn cịn một sớ hạn chế. Thực tiễn tại Quảng Nam, phần lớn các tớ giác, tin báo về xâm phạm tình dục trẻ em đến từ do gia đình bị hại tớ cáo sau một khoảng thời gian bị xâm phạm. Đối với các vụ án XPTDTE, thơng thường gia đình và bản thân người bị hại thường nảy sinh tâm lý e ngại, sợ bị đe dọa, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và cuộc sớng gia đình, nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, gia đình đã phát hiện nhưng lưỡng lự trong cách giải

quyết do lo sợ ảnh hưởng đến tương lai của các em, dẫn đến trình báo muộn, không biết cách thu giữ vật chứng cần thiết để giao nộp cho cơ quan chức năng, nên đã vô tình tạo điều kiện để người thực hiện hành vi phạm tội có đủ thời gian xóa hết dấu vết.

Thực tế cịn diễn ra tình trạng khi biết sự việc thì phía gia đình bị hại và gia đình bị cáo tự thỏa thuận với nhau về việc bồi thường, nhưng do không thống nhất được mức bồi thường nên phía bị hại mới tớ cáo hành vi của người phạm tội, nhưng việc khai báo sau đó khơng phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; thời gian xảy ra có thể đã lâu…nên việc tiếp nhận giải quyết tớ giác, tin báo vẫn cịn độ chênh lớn so với thực tế diễn ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)