Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án xâm hại tình dục trên địa bản tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 81 - 90)

- Kiểm sát quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án xâm hại tình dục trên địa bản tỉnh Quảng Nam

án xâm hại tình dục trên địa bản tỉnh Quảng Nam

Củng cố và đổi mới công tác tổ chức, đào tạo cán bộ để tăng cường cho hoạt động Kiểm sát điều tra tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em

+ Cần phải nhanh chóng kiện tồn tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tớt, có trình độ về chính trị và chun môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu thực tế cho bộ phận thực hành quyền công tố và KSĐT các vụ án tội phạm XPTDTE.

+ Thường xuyên tổ chức tập huấn liên ngành, mời các chuyên gia trong lĩnh vực phịng chớng tội phạm XPTDTE chia sẻ kinh nghiệm cho những người tiến hành tố tụng là Điều tra viên, KSV, Thẩm phán để có được sự thớng nhất về nhận thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn nhằm phục vụ tớt cơng tác phịng, chớng tội phạm XPTDTE.

- Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Nam cần chú trọng thực hiện tốt các nội dung:

+ Thường xuyên sơ kết, tổng kết chuyên đề, tăng cường công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; tập huấn, trao đổi kinh nghiệm và thông tin cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thực hành quyền công tố và KSĐT các vụ án tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em.

+ Tổng hợp và ban hành thông báo rút kinh nghiệm giải quyết các vụ án tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em phức tạp.

+ Các Phịng nghiệp vụ có liên quan có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, trả lời thỉnh thị các khó khăn, vướng mắc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới trong việc giải quyết các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em.

+ Chú trọng trong việc phân công cán bộ, KSV có năng lực, sở trường công tác phù hợp để theo dõi và giải quyết các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, bên cạnh đó cần cử các cán bộ, KSV làm cơng tác này đi đào tạo tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu trong công tác đấu tranh, phịng chớng tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay.

Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong công tác Kiểm sát điều tra tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em

- Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong hoạt động thực hành quyền công tố và KSĐT các vụ án tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Xem đây là

công tác chỉ đạo, điều hành hết sức quan trọng, phải kịp thời định hướng để KSV được phân công giải quyết vụ việc nắm được quan điểm chỉ đạo và thực hiện hiệu quả.

- Đối với những vụ án phức tạp phải thường xuyên báo cáo, xin ý kiến của tập thể lãnh đạo Viện, của Ủy ban kiểm sát ở các giai đoạn tố tụng để quyết định theo đa số.

- Lãnh đạo Viên phải phân cơng, bớ trí những cán bộ, KSV có trình độ, năng lực làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án XPTDTE, đảm bảo tính ổn định, chuyên sâu.

- Tăng cường quan hệ phới hợp trong q trình giải quyết án tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, cần ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành tư pháp và Quy chế về việc thỉnh thị và trả lời thỉnh thị giải quyết các vụ án tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam phải chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong ngành hoặc liên ngành về việc thực hiện quy chế phới hợp, quy chế thỉnh thị qua đó kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn xử lý những vấn đề tờn tại, thiếu sót.

Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát điều tra tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em

Cơng tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật, chú trọng việc nâng cao hiệu quả phối hợp trong đấu tranh phịng chớng tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, loại bỏ tư tưởng “quyền anh, quyền tôi” trong tớ tụng hình sự. Từ năm 2015 đến hết tháng 5 năm 2020, VKSND tỉnh Quảng Nam đã luôn xác định khâu công tác Kiểm sát việc giải quyết vụ án XPTDTE là khâu công tác trọng tâm, đột phá, bởi diễn biến tình hình tội phạm này ngày càng phổ biến, phức tạp. Do đó, trong thời gian qua, khâu cơng tác này cũng đã đạt được hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, VKSND tỉnh Quảng Nam cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm kiểm sát của mình nhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các vi phạm pháp luật trong việc

thụ lý, khởi tớ, điều tra các hành vi xâm phạm tình dục trẻ em đều được xử lý kịp thời, nghiêm minh, theo đúng quy định pháp luật. Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp nhằm đảm bảo tính phới hợp chặt chẽ ngay từ khi bắt đầu tiếp nhận đơn tố cáo của gia đình bị hại.

Trong đó cần phới hợp thực hiện ngay một sớ hoạt động như: kịp thời thu giữ dấu vết vật chất đặc biệt là lơng, tóc, sợi, dịch, máu, q̀n áo, cơng cụ trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em; yêu cầu Cơ quan điều tra đưa ngay nạn nhân đi khám sản phụ khoa, kiểm tra xem xét toàn bộ các dấu vết nghi có liên quan trên thân thể nạn nhân; Công tác khám nghiệm hiện trường phải kịp thời, tỉ mỉ, toàn diện để đánh giá lời khai của bị hại có căn cứ hay khơng, sau đó là căn cứ để đấu tranh với bị can, thu giữ mẫu vật liên quan vụ án để giám định. Đồng thời, ra Quyết định trưng cầu giám định pháp y về tình dục đới với nạn nhân; Trưng cầu giám định dấu vết sinh học trong trường hợp thu giữ được các dấu vết tinh dịch; dấu vết lơng, tóc... vì đây là những chứng cứ quan trọng để truy nguyên đối tượng.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là biện pháp cơ bản thường xuyên, có ý nghĩa quyết định trong các biện pháp đấu tranh phịng, chớng tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Việc xác định đúng nội dung tuyên truyền về tội XPTDTE là yếu tớ có ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích của giáo dục pháp luật. Qua thực tiễn tình hình tội phạm XPTDTE xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian qua, chúng ta cần có các cách thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sau:

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giới, về tình dục, về quyền của phụ nữ và trẻ em một cách sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm để các nạn nhân, gia đình nạn nhân hiểu và nhận thức đầy đủ quyền của mình để đấu tranh phịng, chớng tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật này phải có kế hoạch, chương trình cụ thể, trong đó chú trọng đến việc lồng ghép nội dung truyền thông vào trong sinh hoạt của thôn, ấp, tổ dân phố; trong sinh hoạt ngoại khóa của các cấp học và sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức, đoàn thể

các cấp… Đặc biệt là việc quan tâm quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là những em có hồn cảnh đặc biệt, có nhiều khả năng bị xâm phạm.

Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các cơ quan Viện kiểm sát nhân dân để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình

- Cung cấp đầy đủ các thiết bị phục vụ công tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu dấu vết… như máy quay phim, máy chụp hình.

- Cần xây dựng chế độ lương, phụ cấp và các đãi ngộ phù hợp riêng đối với cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo đủ điều kiện để họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, giữ vững lập trường, không bị sa ngã, mua chuộc trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

- VKSND tới cao cần xây dựng trang thơng tin điện tử, trong đó có mục văn bản quy phạm pháp luật, cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu để cán bộ, KSV trong ngành dễ dàng tìm hiểu, tiếp cận và áp dụng trong công tác chuyên môn nghiệp vụ được thuận tiện và chính xác.

Một số kiến nghị liên quan nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra vụ án XPTDTE tại VKSND hai cấp tỉnh Quảng Nam

Bên cạnh việc đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm KSĐT vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em của các cơ quan VKSND nói chung thì tác giả cũng xin đưa ra một sớ kiến nghị riêng tại tỉnh Quảng Nam như sau:

- Thứ nhất, giữa CQĐT và VKS cần đẩy mạnh công tác phối hợp, thông tin

giữa hai cơ quan với nhau nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án XPTDTE. Lãnh đạo CQĐT và VKS (kể cả lãnh đạo cấp Phòng) cần tăng cường trao đổi thông tin, kịp thời định hướng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong q trình phới hợp, nhất là những vụ án trọng điểm, vụ án phức tạp kéo dài trên tinh thần khách quan, cầu thị. VKS thông qua hoạt động thực hành qùn cơng tớ và KSĐT các vụ án hình sự cần kịp thời có văn bản kiến nghị, chấn chỉnh khắc phục vi phạm của CQĐT. Đồng thời, VKS phải thường kiến nghị các cơ quan hữu quan liên quan cần đề ra các giải pháp để bảo vệ, phòng ngừa tội phạm XPTDTE trên địa bàn tỉnh.

nhiệm vụ chưa cao, chưa bám sát ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và trong śt q trình điều tra; chưa đề ra yêu cầu, xác minh, điều tra có chất lượng để đảm bảo cho việc xác minh, điều tra thu thập chứng cứ được đầy đủ, đúng pháp luật, chưa chủ động gắn công tớ với hoạt động điều tra. Q trình KSĐT, một sớ KSV cịn bị động chưa thường xun đơn đớc kiểm tra làm việc với Điều tra viên những vấn đề đã làm và chưa làm theo yêu cầu điều tra, kết quả làm việc không thể hiện bằng văn bản, chủ yếu trao đổi miệng nên chưa ràng buộc được trách nhiệm của Điều tra viên khi không thực hiện yêu cầu của KSV. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần phải tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức trao đổi trong việc giải quyết các vụ án xâm phạm trẻ em để cán bộ, Điều tra viên, KSV, Thẩm phán rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chun mơn của bản thân, giúp hoạt động điều tra được thực hiện một cách chất lượng và thường xuyên hơn, tránh tình trạng mắc những sai lầm khơng đáng có trong q trình thực hành quyền công tố, KSĐT và xử lý vụ án.

- Thứ ba, KSV phải chủ động nghiên cứu kỹ kết quả khám nghiệm ban đầu về các tổn thương bên ngoài bộ phận sinh dục của nạn nhân, từ đó kiểm sát chặt chẽ các nội dung cần phải trưng cầu giám định pháp y về tình dục, làm rõ hậu quả của vụ án. KSV phải thực sự trách nhiệm, luôn bám sát các hoạt động điều tra, phối hợp chặt chẽ với Điều tra thực hiện các biện pháp điều tra, thu thập chứng cứ đảm bảo theo đúng quy định của BLTTHS. Trong quá trình xét xử, chủ động phới hợp với Tịa án nhằm sớm đưa các vụ án ra xét xử, đề nghị mức án nghiêm khắc, tương xứng với hành vi bị cáo để Hội đồng xét xử đưa ra bản án có mức hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội. Đờng thời, trong q trình xét xử phải đảm bảo các quyền của trẻ em, người chưa thành niên theo ngun tắc bảo đảm lợi ích tớt nhất cho người chưa thành niên.

- Thứ tư, Cơ quan điều tra cần khẩn trương lấy lời khai bị hại, đối tượng, nhân chứng; làm rõ người bị hại bị xâm phạm tình dục một lần hay nhiều lần? Thời gian, khơng gian, địa điểm chính xác, hình thức, thủ đoạn của hành vi xâm phạm; xem vụ án có đờng phạm hay khơng? Bị can có tiền án tiền sự không? Bảo đảm để bị hại

được thực hiện đầy đủ qùn và trách nhiệm của mình; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người bị hại đặc biệt là trẻ em; tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em... Kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền cử người giám hộ, người đại diện, người thực hiện trợ giúp pháp lý, người bào chữa, bào chữa viên nhân dân để tham gia tố tụng đối với bị hại là trẻ em.

Tiểu kết Chương 3

Từ thực trạng KSĐT vụ án hình sự xâm phạm tình dục trẻ em của cơ quan VKSND tỉnh Quảng Nam và nguyên nhân, điều kiện cụ thể của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 đến hết tháng 5 2020 ở Chương 2, tác giả nhận thấy cần phải đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động KSĐT vụ án hình sự xâm phạm tình dục trẻ em. Tại Chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động KSĐT vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em; các giải pháp củng cớ và đổi mới công tác tổ chức, đào tạo cán bộ để tăng cường cho hoạt động KSĐT tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em; giải pháp đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong công tác KSĐT tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em; nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và VKSND. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra giải pháp để hoạt động tuyên truyền , phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân; tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc cho ngành Kiểm sát nhân dân. Mong muốn rằng, trong thời gian tới sẽ có nhiều giải pháp mang tính hiệu quả cao nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động KSĐT vụ án hình sự xâm phạm tình dục trẻ em trong cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng.

KẾT LUẬN

Hoạt động KSĐT tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua mặc dù đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn cịn một sớ tờn tại, hạn chế nhất định, làm cho hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em chưa cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đặt ra. Do vậy tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” là cần thiết.

Quá trình nghiên cứu tác giả đã nghiêm túc thực hiện và bám sát vào nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu nhằm đảm bảo tính định hướng, bám sát yêu cầu đặt ra của đề tài. Trong phần nhận thức chung, luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, phân tích các đặc điểm pháp lý của tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, về họat động KSĐT vụ án xâm phạm tình dục trẻ em.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động KSĐT vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại hạn chế của hoạt động này. Từ đó, tác giả cũng đã đưa ra được dự báo tình hình xâm phạm tình dục trẻ em thời gian tới và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động KSĐT các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em. Các giải pháp mà luận văn đề xuất bao gồm giải pháp như: Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 81 - 90)