Về kiểm sát hoạt động lấy lời khai đối tượng, hỏi cung bị can

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 61 - 62)

Thời gian qua, VKSND hai cấp tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện việc giám sát chặt chẽ hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai đối tượng, tham gia kiểm sát hỏi cung, kiểm sát lấy lời khai nhân chứng, người bị hại. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc hỏi cung bị can ngay từ lần hỏi cung đầu tiên, bảo đảm tính có căn cứ, hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Tớ tụng hình sự. Kiểm sát viên có thể trực tiếp tham gia hỏi cung bị can cùng Điều tra viên, Cán bộ điều tra hoặc kiểm sát biên bản hỏi cung bị can. Trước khi kết thúc điều tra, Kiểm sát viên phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra tổng hợp, đánh giá kết quả hỏi cung; tiến hành phúc cung khi thấy cần thiết. Khi nhận được thông báo của Điều tra viên, Cán bộ điều tra về việc tiến hành hỏi cung bị can, nếu xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên trực tiếp tham gia việc hỏi cung bị can. Trong trường hợp này, Kiểm sát viên phải nghiên cứu, nắm chắc hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, xác định nội dung cần làm rõ để yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra hỏi; phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra nghiên cứu, phát hiện mâu thuẫn giữa lời khai của bị can với lời khai của người tham gia tố tụng khác, với chứng cứ khác nhằm làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh. Kiểm sát viên chú ý cách đặt câu hỏi của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, bảo đảm không để xảy ra việc bức cung, mớm cung, dụ cung; chú ý câu trả lời của bị can để phát hiện tình tiết mới, những điểm chưa rõ và yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra hỏi làm rõ. Nếu thấy việc hỏi cung chưa đạt yêu cầu, Kiểm sát viên trực tiếp hỏi để làm rõ. Khi tham gia hỏi cung bị can cùng Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên ký vào biên bản hỏi cung. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ biên bản hỏi cung do Điều tra viên, Cán bộ điều tra thực hiện. Kiểm sát viên

yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra cung cấp đầy đủ biên bản hỏi cung, các tài liệu khác đã thu thập được liên quan đến việc hỏi cung bị can; tiến hành phân tích, đới chiếu, so sánh với các tài liệu khác trong hờ sơ để xác định tính có căn cứ, hợp pháp và sự phù hợp của lời khai, bảo đảm mọi tình tiết trong lời khai của bị can đều phải được kiểm tra, xác minh làm rõ.

Bên cạnh đó, ngay sau khi Thông tư liên tịch số 03/2018 ngày 01/02/2018 của liên ngành tư pháp Trung ương hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và Quy trình tạm thời sớ 264/2020 của VKSND tối cao được ban hành, VKSND tỉnh Quảng Nam đã triển khai, quán triệt và yêu cầu toàn thể Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên nghiệp vụ của VKSND hai cấp nghiên cứu đầy đủ các nội dung quy định trong Thông tư, Quy trình tạm thời để kiểm sát chặt chẽ trình tự, thủ tục thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh. Đờng thời, tại trụ sở VKSND tỉnh Quảng Nam đã bớ trí Phịng hỏi cung, lấy lời khai có gắn camera, thiết bị ghi âm để phục vụ cho việc ghi âm, ghi hình có âm thanh; đã tiến hành tổ chức tập h́n cho tồn thể cơng chức VKND hai cấp việc sử dụng trang thiết bị ghi âm, ghi hình được VKSND tới cao cấp nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chặt chẽ trong cơng tác THQCT và KS giải quyết vụ án hình sự.

Đơn vị luôn xác định thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh sẽ hạn chế được bức cung, nhục hình, oan sai và những sai phạm có thể xảy ra trong q trình điều tra, truy tố, xét xử; đảm bảo sự minh bạch, bảo vệ quyền công dân, quyền con người trong hoạt động tớ tụng hình sự để từ đó việc giải quyết vụ án được khách quan và trong một sớ trường hợp cịn là chứng cứ buộc tội vững chắc, chống được sự phản cung, thay đổi so với lời khai ban đầu.

Từ thời điểm BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2018, trong quá trình THQCT, KS việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, VKSND tỉnh Quảng Nam đã trực tiếp tiến hành việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi lấy lời khai đới tượng tình nghi phạm tội, người bị bắt, bị tạm giữ trong trường hợp xét thấy căn cứ tạm giữ của Cơ quan điều tra chưa đảm bảo; đã chủ động và yêu cầu Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Nam phải thực hiện việc ghi hình có âm thanh khi tiến hành hỏi cung, lấy lời khai ngay từ giai đoạn thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm; ghi âm, ghi hình khi lấy lời khai của những người làm chứng, người có liên quan để làm chứng cứ buộc tội đới với các đới tượng có dấu hiệu khơng thừa nhận hành vi phạm tội, thay đổi lời khai, kêu oan.... nhằm củng cố chứng cứ trước khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 61 - 62)