Kiểm sát việc thu thập tài liệu, chứng cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 56 - 58)

- Khái niệm kiểm sát điều tra

THỰC TRẠNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TẠI TỈNH QUẢNG NAM

2.2.3. Kiểm sát việc thu thập tài liệu, chứng cứ

So với BLTTHS năm 2003 thì BLTTHS năm 2015 có những quy định mới về việc thu thập chứng cứ. Một trong những điểm mới đó là bổ sung thêm trình tự mới để VKS thực hiện việc kiểm sát toàn bộ các tài liệu thu thập được, tránh những sai sót trong việc thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự. Trình tự đó được quy định tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015.

Tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015 quy định như sau: “Trong thời hạn

05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà KSV không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án. Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng khơng q 15 ngày. Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc giao, nhận tài liệu, biên bản được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này” [27].

Hiện nay, VKSND hai cấp ở Quảng Nam đã triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ quy định kiểm sát tài liệu, chứng cứ theo khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015, qua đó tăng cường vai trị, trách nhiệm của VKS trong kiểm sát hoạt động điều tra, nhất là đối với những vụ án XPTDTE khi tài liệu, chứng cứ được thu thập rất hạn chế do khơng có nhân chứng trực tiếp chứng kiến; người bị hại nhỏ tuổi, tâm lý lo sợ nên khai báo không cụ thể, rõ ràng… Trên cơ sở quy định này, đã tạo điều kiện để KSV theo dõi, bám sát được tiến độ, kết quả của hoạt động điều tra, từ đó kịp thời đề ra yêu cầu điều tra để đảm bảo việc thu thập tài liệu chứng cứ đầy đủ, khách quan, theo đúng quy định pháp luật.

Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, thi hành vẫn cịn nhận thức và áp dụng chưa thớng nhất như sau:

Thứ nhất, quy định về việc gửi các biên bản về hoạt động điều tra, thu thập,

nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà KSV không trực tiếp kiểm sát theo quy định của BLTTHS. Tuy nhiên luật không quy định cụ thể những tài liệu nào Cơ quan điều tra phải gửi cho Viện kiểm sát, tất cả các tài liệu liên quan đến hoạt động điều tra hay chỉ một sớ tài liệu. Vì theo quy định của BLTTHS thì có 07 trường hợp KSV phải trực tiếp tham gia kiểm sát, đó là: Đới chất (Điều 189); Nhận dạng (Điều 190); Nhận biết giọng nói (Điều 191); Các trường hợp khám xét người, chỗ ở, nơi

làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đờ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử (Điều 192, 193); Khám nghiệm hiện trường (Điều 201); Khám nghiệm tử thi (Điều 202) và Thực nghiệm điều tra (Điều 204). Trong 07 trường hợp trên thì có 02 trường hợp bắt buộc KSV phải tham gia là khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi. Còn các trường hợp khác nếu KSV khơng trực tiếp tham gia thì phải thơng báo cho Cơ quan điều tra biết và phải ghi rõ lý do vào biên bản của hoạt động điều tra đó. Khi đó biên bản đó vẫn có giá trị pháp lý chứng minh. Theo quy định như trên, cũng có thể hiểu chỉ khi nào Cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra trên mà KSV khơng tham gia thì Cơ quan điều tra mới phải gửi các biên bản về hoạt động điều tra đó cho Viện kiểm sát để tiến hành kiểm sát và đóng dấu bút lục vào các biên bản đó. Ngồi các trường hợp trên thì Cơ quan điều tra không phải gửi cho Viện kiểm sát để kiểm sát và đóng dấu bút lục. Quy định này vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau.

Thứ hai, về việc đóng bút lục chứng cứ được thực hiện từ giai đoạn nào, từ

giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tớ hay từ khi có quyết định khởi tố vụ án. Bởi quy định như trên cịn có cách hiểu khác nhau, theo quy định thì Cơ quan điều tra phải gửi các tài liệu có liên quan đến vụ án…mà nói đến vụ án có nghĩa là đã có quyết định khởi tớ vụ án hình sự. Vậy việc đóng dấu bút lục chứng cứ chỉ được thực hiện khi đã có quyết định khởi tớ vụ án căn cứ vào câu chữ quy định của luật. Tuy nhiên, theo quy định thì giai đoạn giải quyết tin báo, tớ giác tội phạm, kiến nghị khởi tố cũng là một giai đoạn điều tra và các tài liệu chứng cứ thu thập được trong giai đoạn này cũng được xem là chứng cứ để giải quyết vụ án về sau. Do đó, việc thực hiện đóng bút lục chứng cứ ngay từ giai đoạn này để đảm bảo cho quá trình giải quyết về sau là hoàn toàn phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)