Trong kiểm sát hoạt động đối chất, nhận dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 62 - 65)

Sau khi nhận được thông báo của Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có mặt để trực tiếp kiểm sát việc đối chất. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt, phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện và thông báo kịp thời cho Điều tra viên để ghi rõ trong biên bản đới chất. Trong q trình thực hành qùn cơng tớ, kiểm sát điều tra, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai giữa các bị can, bị hại, người làm chứng, đương sự mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên tiến hành việc đối chất. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của Điều tra viên trong khi đối chất theo Điều 189 Bộ luật Tớ tụng hình sự, nếu phát hiện vi phạm thì yêu cầu Điều tra viên khắc phục. Trong q trình đới chất, khi thấy cịn những vấn đề chưa được làm rõ thì yêu cầu Điều tra viên tiếp tục hỏi để làm rõ. Khi đã yêu cầu đối chất mà Điều tra viên không thực hiện hoặc kết quả đối chất chưa rõ hoặc sau khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát đã nhận hồ sơ vụ án, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng hoặc trường hợp cần thiết thì Kiểm sát viên tiến hành đới chất và lập biên bản đối chất theo quy định tại Điều 178 và Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự. Biên bản đới chất phải được đưa vào hồ sơ vụ án, lưu hồ sơ kiểm sát.

Sau khi nhận được thông báo của Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có mặt để trực tiếp kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện và thông báo kịp thời cho Điều tra viên để ghi rõ trong biên bản nhận dạng, nhận biết giọng nói. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của Điều tra viên khi tiến hành việc nhận dạng, nhận biết giọng nói theo Điều 190 và Điều 191 Bộ luật Tớ tụng hình sự, nếu phát hiện vi phạm thì yêu cầu Điều tra viên khắc phục. Trong q trình thực hành qùn cơng tớ, kiểm sát điều tra, nếu thấy cần thiết, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên tiến hành việc nhận dạng, nhận biết giọng nói; nếu Điều tra viên khơng thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để kiến nghị Cơ quan điều tra khắc phục.

Thực tiễn công tác đấu tranh phịng, chớng tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em trong thời gian qua cho thấy, các KSV của VKS hai cấp rất thận trọng trong việc

kiểm sát biện pháp điều tra này nên đã khơng để xảy ra các sai sót lớn. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn cịn một sớ thiếu sót như nghiên cứu chưa kỹ các biên bản nhận dạng của CQĐT viết chưa chặt chẽ, nhiều nội dung ghi không đầy đủ để kịp thời yêu cầu CQĐT nhanh chóng khắc phục hoặc bổ sung.

- Việc kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, vật chứng

Thực trạng giải quyết các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em hiện nay cho thấy việc phát hiện, thu thập tài liệu chứng cứ ban đầu như các dấu vết, mẫu tinh dịch, mẫu AND của đối tượng gây án để lại trên người và quần áo của nạn nhân, hoặc ở hiện trường cịn gặp nhiều khó khăn bởi có nhiều trường hợp trẻ em bị xâm phạm tình dục, khi gia đình biết đã lưỡng lự trong cách giải quyết dẫn đến khai báo muộn, không biết cách thu giữ vật chứng cần thiết để giao nộp cho cơ quan chức năng nên vơ hình chung đã tạo điều kiện để người thực hiện hành vi phạm tội có đủ thời gian xóa hết dấu vết. Do đó, việc thu thập chứng cứ một cách đầy đủ và chính xác gặp nhiều khó khăn như vùng kín bị hóa sẹo, khơng thu được tinh dịch, mẫu AND của đới tượng… nên rất khó để xác định người bị hại có bị hiếp dâm hay khơng và ai là người thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi đó yêu cầu của việc thu thập mẫu tinh dịch, mẫu ADN để lại trên người và quần áo của nạn nhân, hoặc ở hiện trường và giám định pháp y cần phải tiền hành nhanh chóng, kịp thời nhưng theo quy trình giải quyết tin báo thì khi cơ quan điều tra sau tiếp nhận tin báo về tội phạm, phải phân loại và tổ chức lấy lời khai ban đầu, xác minh, làm thủ tục giới thiệu đến cơ quan chun mơn thăm khám, lấy mẫu, giám định,... quy trình này mất trên dưới 1 tuần, có trường hợp cịn kéo dài hơn. Vì vậy, thời gian càng kéo dài, việc thu thập dấu vết tội phạm, chứng cứ chứng minh thủ phạm càng khó khăn hơn. Điển hình như vụ án xảy ra tại huyện Núi Thành: Nguyễn Tấn Tín hiếp dâm con ruột, con riêng của vợ nhiều lần trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8/2017, đến tháng 12/2017 vụ việc mới bị phát hiện, do trẻ bị cha đe dọa sẽ giết chết nếu nói cho người khác biết sự thật, làm cho hai cháu bé là bị hại sống trong hoang mang, lo sợ dẫn đến bỏ học đi lang thang gây khó khăn trong cơng trác điều tra đặc biệt là công

tác khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ vật chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 62 - 65)