Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến kiểm sát điều tra vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 76 - 81)

- Kiểm sát quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM

3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến kiểm sát điều tra vụ án hình sự các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em

án hình sự các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em

Hồn thiện các quy định pháp luật hình sự

Thứ nhất, bổ sung Tội xâm phạm tình dục trẻ em qua mạng trong Bộ luật Hình sự

Trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp trẻ em bị xâm phạm bởi các hành vi dụ dỗ của người phạm tội thông qua mạng xã hội và các ứng dụng trực tuyến phổ biến hiện nay. Các đối tượng thường sử dụng mạng xã hội để tạo nên các diễn đàn, group nhóm, ứng dụng phát trực tuyến rời sau đó chia sẻ phim, ảnh đời trụy, tổ chức các buổi gặp mặt thành viên tại khách sạn, quán nhậu, quán karaoke, tiệc bể bơi... để lợi dụng và thực hiện hành vi XPTD với trẻ em. Trong khi đó, các đới tượng xâm phạm tình dục trẻ em khơng chỉ thực hiện hành vi ở trong nước mà có cả những đới tượng thực hiện ở người nước ngồ thơng qua không gian mạng. Thực hiện các hành vi dụ dỗ trẻ em gặp mặt trực tiếp với mục đích dâm ơ, xâm hại hoặc thông qua chat sex, livestream (ứng dụng mạng xã hội) để khiêu dâm; chủ ý dụ dỗ trẻ em đờng thuận thực hiện hành vi tình dục hoặc phát tán, sử dụng các hình ảnh khiêu dâm trẻ em là những hành vi dễ dàng bị phát hiện trên thực tế và đây cũng chính là mục đích ći cùng của các đới tượng xâm phạm tình dục qua mạng.

Vì vậy, cần thiết phải xem xét, bổ sung Tội xâm phạm tình dục trẻ em qua mạng vào BLHS thuộc nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em để phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Đờng thời, cần phải quy định các hình phạt bổ sung đối với những người phạm tội liên quan đến XPTDTE như cấm vĩnh viễn việc hành nghề liên quan đến trẻ em như: giảng dạy, nuôi giữ trẻ em… cũng như không được phép tiếp cận trẻ em, thực hiện việc theo dõi và công khai danh tính, tên tuổi trên cổng thơng tin phịng chớng tội phạm và trong cộng đồng dân cư nơi cư trú. Nếu xảy ra trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì sẽ bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, thời gian cách ly xã hội dài cũng như xem xét áp dụng biện pháp “thiến hóa học” như một số quốc gia phát triển trên thế giới đã triển khai thực hiện.

Thứ hai, xác định tuổi nạn nhân

Tại các quận, huyện vùng ven thành phớ, là nơi có sớ lượng dân nhập cư sinh sống nhiều, các cụm dân cư xóm nghề chài lưới cá ven sơng thì việc học hành, chăm sóc y tế cịn nhiều khó khăn, do đó việc làm giấy khai sinh, hộ khẩu, chứng minh thư, thẻ căn cước không kịp thời, không đầy đủ, cho nên vẫn có nhiều trường hợp đến nay vẫn chưa có giấy khai sinh hoặc làm giấy khai sinh sau khi sinh 2 đến 5 năm (thậm chí nhiều hơn) nên ngày tháng năm sinh trong giấy khai sinh khơng chính xác, có trường hợp người bị hại không biết ngày tháng năm sinh của mình nên các cơ quan tiến hành tố tụng đến hỏi bố mẹ của bị hại hoặc hàng xóm tuy nhiên do cuộc sống mưu sinh làm lụng vất vả nên bớ mẹ, người thân, hàng xóm của bị hại cũng khơng nhớ chính xác; vậy các cơ quan tiến hành tớ tụng khơng thể đốn chừng hoặc ước lượng ngày, tháng, năm sinh của trẻ bị xâm phạm theo những lời khai trên mà phải tuân thủ một nguyên tắc thống nhất về vấn đề này.

Trong khi đó việc xác định tuổi của người bị hại nhưng không đảm bảo căn cứ pháp lý sẽ dẫn đến việc định tội danh đối với người phạm tội khơng thể chính xác. Ngồi ra, việc giám định độ tuổi bị hại của các cơ quan pháp y chuyên môn vẫn cịn xảy ra trường hợp chưa thớng nhất, có độ chênh lệch lớn giữa các cơ quan chuyên môn khi giám định tuổi đối với cùng một người bị hại, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi sử dụng kết quả. Trong khi đó, dưới áp lực về thời hạn giải quyết vụ án cùng với tâm lý lo ngại vụ án có sai sót sẽ bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, nên việc các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét đề nghị giảm án, xử dưới khung hình phạt đới với bị cáo được xem là một giải pháp để nhanh chóng kết thúc vụ án nhưng có hệ lụy là dễ dẫn đến oan sai, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử khơng đúng tội danh.

Hồn thiện các quy định của BLTTHS 2015

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 147 BLTTHS 2015, khi trực tiếp giải quyết

tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Viện kiểm sát có quyền: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; Khám nghiệm hiện trường; Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá

tài sản và các hoạt động khác liên quan… Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 201 BLTTHS 2015 thì việc khám nghiệm hiện trường do Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm, Viện kiểm sát kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường của CQĐT. Như vậy, trong trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tớ thì Viện kiểm sát có được qùn trực tiếp chủ trì việc tiến hành khám nghiệm hiện trường khơng? Hay phải thông báo cho cơ quan điều tra để thực hiện việc khám nghiệm hiện trường và Viện kiểm sát chỉ kiểm sát việc khám nghiệm của Cơ quan điều tra? Như vậy, có thể nhận thấy đã xảy ra mâu thuẫn với Điều 147 BLTTHS năm 2015 (có quy định về việc Viện kiểm sát có quyền tiến hành việc khám nghiệm hiện trường). Vì vậy, các cơ quan liên ngành Trung ương cần sớm có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để nhận thức và áp dụng thống nhất.

Thứ hai, hiện nay các quy định mới của BLTTHS 2015 đã tạo điều kiện cho

các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tớ tụng có những nhiệm vụ, qùn hạn cụ thể để thực hiện tớt chức năng của mình. Tuy nhiên cần xem xét mở rộng quyền hạn tố tụng cho ĐTV, KSV, Thẩm phán để họ có được sự chủ động, độc lập khi quyết định và thực hiện các hành vi, quyết định tớ tụng của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi, quyết định đó. Mặc dù, theo ngun tắc tớ tụng hình sự thì các hành vi và quyết định tớ tụng đều gắn với trách nhiệm cá biệt của mỗi cá nhân người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên trên thực tế, thường chỉ có lãnh đạo cơ quan tư pháp các cấp mới thực sự là người quyết định trong hoạt động tố tụng hình sự cịn các cá nhân khác cũng chỉ phải chịu một phần trách nhiệm. Do đó, đới với cán bộ, Kiểm sát viên cần được mở rộng thêm nhiệm vụ, quyền hạn nhằm nâng cao trách nhiệm, sự độc lập trong tớ tụng hình sự mà theo quy định của pháp luật thì Kiểm sát viên khơng được thực hiện như khi hồ sơ vụ án được Cơ quan điều tra chuyển sang Viện kiểm sát thì cần giao cho Kiểm sát viên có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; trưng cầu giám định, giám định lại hoặc giám định bổ sung; thay đổi, bổ sung rút một phần hoặc toàn bộ cáo trạng…

Thứ ba, xây dựng quy trình thụ lý, tiếp nhận và giải quyết các tố giác, tin báo

Đối với các ng̀n tin tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, cần phải xem xét thay đổi về quy trình, thủ tục thụ lý về đới với loại ng̀n tin này, trong đó khi các cơ quan tiến hành tớ tụng khi tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tớ XPTDTE, CQĐT cần phải nhanh chóng thực hiện việc phân loại, thụ lý và thông báo ngay cho VKS để kiểm sát và đề ra yêu cầu xác minh, bởi loại tội phạm này có tính đặc thù, phức tạp nên cần phải có một quy trình tiếp nhận, thụ lý và giải quyết riêng.

Cụ thể, trên cơ sở xây dựng quy chế phối hợp liên ngành cần thớng nhất về quy trình tiếp nhận ng̀n tin tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1, các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện việc cử cán bộ trực tiếp nhận ng̀n tin về tội phạm nói chung và ng̀n tin tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em 24/24 giờ tại cơ quan đơn vị, bên cạnh đó cần có hịm thư, cổng thơng tin điện tử tiếp nhận riêng đới với nhóm ng̀n tin tội phạm này.

- Bước 2, ngay sau khi tiếp nhận ng̀n tin tội phạm, cơ quan có thẩm quyền phải phân loại, thụ lý nếu thuộc thẩm quyền giải quyết và thông báo ngay cho VKS cùng cấp biết để kiểm sát. Ra Quyết định phân công ĐTV, KSV thụ lý giải quyết.

- Bước 3, quá trình xác minh, giải quyết nguồn tin tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, CQĐT phải có trách nhiệm chuyển giao thường xuyên các tài liệu, chứng cứ mới để VKS kiểm sát tài liệu và đóng dấu bút lục kiểm sát. KSV phải bám sát quá trình xác minh của ĐTV, thời hạn giải quyết nguồn tin tội phạm để kịp thời đề ra yêu cầu, định hướng hoạt động xác minh, giải quyết nguồn tin.

- Bước 4, trước khi hết thời hạn giải quyết ng̀n tin tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, ĐTV và KSV phải cùng nhau đánh giá, tổng hợp lại các tài liệu, chứng cứ đã thu thập để xác định có dấu hiệu tội phạm hay khơng. Sau đó giữa CQĐT, VKS phải có cơng văn trao đổi thớng nhất quan điểm về việc ra quyết định khởi tớ, khơng khởi tớ vụ án hình sự hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết ng̀n tin tội phạm. Nếu giữa hai cơ quan không thống nhất quan điểm với nhau về việc giải quyết thì phải tổ chức họp liên ngành để bàn bạc và quyết định.

Thứ tư, về công tác lấy lời khai của bị hại

Hầu hết sau các vụ án xâm hại tình dục xảy ra bị hại sẽ có tâm lý hoang man, sợ hại, khơng thể nhớ và mơ tả chính xác lại diễn biến, hành vi phạm tội đã xảy ra, trong khi đó các đới tượng tình nghi lại khơng thừa nhận hành vi phạm tội của mình, quanh co chới tội, đưa ra các chứng cứ ngoại phạm về thời gian, địa điểm có mặt…. Có những vụ việc xảy ra ở vùng sâu vùng xa, thời gian tiếp nhận vụ việc bị chậm trễ, việc kéo dài thời gian dẫn đến việc thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh cho lời khai của nạn nhân là hết sức khó khăn, do đới tượng phạm tội đã có thủ đoạn che dấu, xóa dấu vết hiện trường hoặc do yếu tớ bên ngồi tác động như thời tiết mưa, nắng làm cho hiện trường không nguyên vẹn, các dấu vết được thu thập ít, khơng thể trưng cầu giám định dẫn đến việc không đủ căn cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội.

Đặc biệt, đới với trẻ em bị xâm phạm tình dục thì khơng thể bắt buộc nạn nhân phải khai đúng diễn biến sự việc đã xảy ra bởi hầu hết trẻ em khi bị xâm phạm thì thể chất và tinh thần đã bị chấn thương, tổn hại, tâm lý bị hoang mang, khủng hoảng nên ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức, khả năng ghi nhớ thời gian, địa điểm, đặc điểm về trang phục, ngoại hình và hành vi của người phạm tội phạm tội cũng như các sự kiện có liên quan đã xảy ra.

Đồng thời, việc lấy lời khai của trẻ em bị XPTD hiện nay được thực hiện bởi đa số là các cán bộ điều tra là nam giới, tỷ lệ nữ giới tham gia lấy lời khai trong các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em có nhưng chiếm tỷ lệ ít, chính vì vậy đã tạo nên tâm lý e ngại, nạn nhân khó trình bày chi tiết vụ việc đã xảy ra, nếu trường hợp khơng khéo léo gợi mở vấn đề thì càng làm cho nạn nhân hoảng loạn, từ chối khai báo. Một số trường hợp, việc lấy lời khai trẻ em đã sử dụng thuật ngữ mang tính chất chun mơn hoặc các câu hỏi áp dụng như đối với người đã thành niên khiến trẻ em khơng biết trả lời hoặc trả lời khơng chính xác.

Do đó, tác giả thiết nghĩ cần xem xét đến yếu tớ “trẻ em” trong q trình lấy lời khai, xây dựng đội ngũ ĐTV, KSV phải có kỹ năng hiểu và nắm bắt được tâm lý của trẻ em, có khả năng gợi mở vấn đề, tạo tâm lý an tâm, an ủi, động viên nạn nhân

khi tiến hành việc lấy lời khai. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai mơ hình “Phịng điều tra thân thiện” tại Cơng an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em cho ĐTV, KSV.

Thứ năm, xem xét hợp pháp hóa việc gài bẫy đới với tội phạm xâm phạm tình

dục trẻ em.

Có thể thấy rõ nhất việc áp dụng luật gài bẫy đối với hành vi phạm tội ấu dâm qua vụ án diễn viên hài Hồng Quang Minh ở Mỹ. Cụ thể, sau khi một cậu bé tố giác Minh xâm phạm tình dục, một thanh tra Sở Cảnh sát Garden Grove (GGPD) thuộc Quận Cam, California, đã đóng giả làm thiếu niên 14 tuổi và liên hệ với nghệ sĩ hài Việt Nam. Khi gặp “thiếu niên” này với ý đồ thực hiện hành vi dâm ô, Minh đã bị GGPD bắt giữ.

Liên hệ pháp luật Việt Nam, với nguyên tắc trọng chứng hơn trọng cung chúng ta không thể chỉ lấy lời khai của bị hại hay lời nhận tội của thủ phạm để làm căn cứ buộc tội, chứng cứ buộc tội yếu dẫn đến khó xử lý loại tội phạm này trên thực tế là do vậy. Mặc khác, hành vi phạm tội thường ở chỗ vắng người nên khó có người làm chứng, đới tượng tình nghi lại có hành vi từ chới khai nhận, che giấu hành vi phạm tội, hợp thức hóa các chứng cứ ngoại phạm, trong khi đó bị hại là trẻ em nên khả năng nhận thức và ghi nhớ chưa cao, do đó việc mơ tả hành vi phạm tội đã diễn ra có thể khơng chính xác như lời khai của người lớn. Như vậy đã đến lúc chúng ta nên cân nhắc và xem xét việc hợp pháp hóa việc gài bẫy đới với loại tội phạm này ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý phải đảm bảo chặt chẽ quyền con người khi áp dụng biện pháp này, tránh việc lạm dụng như trước khi áp dụng thì phải có sự đờng ý phê chuẩn của Viện kiểm sát, việc tiến hành gài bẫy đối với tội phạm phải đặt dưới sự kiểm sát của Kiểm sát viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm tình dục trẻ em từ thực tiễn tỉnh quảng nam (Trang 76 - 81)