- Yếu tố chính trị là các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của đất nước, của mỗi địa phương trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó gồm có
2.2.2. Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định
Trong giai đoạn 05 năm 2015 – 2019, cùng với sự nỗ lực và cố gắng của cả hệ thống chính trị, công tác GDPL trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và nhân dân huyện nhà.
Về đối tượng được giáo dục pháp luật
Huyện An Lão hiện nay người đồng bào DTTS sinh sống tại các xã miền núi trên địa bàn huyện. Đồng bào ở đây là những người có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại địa bàn huyện. Họ là những nông dân và người lao
động khác ở các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trong phạm vi huyện An Lão. Phần lớn người DTTS đều tập trung ở các vùng núi cao, có địa hình đi lại khó khăn, trắc trở. Tâm lý thường hay bảo thủ, tự ti, trong đó có cả tư tưởng cục bộ địa phương, các cộng đồng, các khu dân cư có phong tục tập quán riêng biệt. Đồng bào Hrê và Bana vẫn còn sử dụng hệ thống luật tục.
Công tác GDPL của chính quyền địa phương luôn hướng tới các tầng lớp nhân dân là người DTTS ở các vùng sâu, vùng sa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vì đây là đối tượng chịu rất nhiều thiệt thòi, ít được tiếp cận tới các thông tin, cũng là đối tượng còn mù luật nhiều nhất. Để thực hiện công tác GDPL cho đồng bào DTTS, huyện đã tập trung chỉ đạo cho các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên…tập trung chỉ đạo các cấp hội, hội viên của mình ở cơ sở phối hợp với các báo cáo viên thường xuyên duy trì tốt công tác GDPL thông qua các buổi truyền thông, họp dân, diễn đàn. Đồng thời cũng trực tiếp tổ chức các buổi tuyên truyền về GDPL đến tận hội viên…
Về nội dung giáo dục pháp luật
Đối với người DTTS do ảnh hưởng không nhỏ của những tập tục lạc hậu, nên GDPL cũng đã chú trọng đến việc khơi dậy, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy mạnh việc bài trừ những hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi và lễ hội. Luôn xác định công tác GDPL là một trong các công tác quan trọng nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, nhằm giúp các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện An Lão thay đổi nhận thức, hành vi, điều chỉnh những thói quen xấu, những hành vi thiếu văn minh, vi phạm pháp luật, từ đó hình thành những thói quen tốt, hướng người dân luôn sống và tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, hàng năm thường xuyên phối hợp với trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức các buổi trợ giúp pháp lý lưu động, lồng
ghép nội dung GDPL với các chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới …
Ngoài những nội dung nêu trên, chủ thể PBGDPL cần hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng tập quán tốt đẹp, các luật tục còn phù hợp với pháp luật, hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư. Đồng thời chỉ ra cho nhân dân thấy được những hủ tục lạc hậu, những luật tục trái với lợi ích của cộng đồng và pháp luật của nhà nước trong giai đoạn mới hiện nay.
Về hình thức giáo dục pháp luật
Công tác GDPL cho các đối tượng nói chung, cho đồng bào DTTS nói riêng đã được tiến hành một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú. Hình thức GDPL được các chủ thể sử dụng chủ yếu là tuyên truyền miệng, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, các cuộc hội nghị triển khai các văn bản QPPL mới được ban hành, các văn bản đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của CBCC và nhân dân. Ngoài ra còn có các hình thức GDPL khác, như đối thoại pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, biên soạn tài liệu pháp luật phát hành cho các đối tượng, tủ sách pháp luật, GDPL trong trường học. Các chủ thể GDPL còn lồng ghép nội dung GDPL vào các buổi hội họp, tọa đàm, sinh hoạt với nông dân, thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, trang bị tủ sách pháp luật, phát tờ rơi...
Hình thức tuyên truyền miệng
Hình thức tuyên truyền phổ biến GDPL chủ yếu là thuyết trình bằng lời nói, đọc, giải thích ngoài ra chưa có phương pháp nào khác để có thể thay thế phương pháp truyền thống này. Cần tiếp tục đổi mới hình thức tuyên truyền PBGDPL bằng cách chọn lọc những nội dung cốt lõi trong các văn bản pháp luật, sát hợp với quyền và lợi ích của người dân sau đó dịch sang tiếng của đồng bào DTTS để tuyên truyền, phổ biến đến người dân. Tuy nhiên khó khăn đó chính là chưa có chương trình giáo dục dạy chữ viết bằng ngôn ngữ
của đồng bào DTTS trong các trường học, từ đó hầu hết đồng bào DTTS trên địa bàn huyện chỉ có thể nghe và nói tiếng “Mẹ đẻ” chứ chưa thể đọc và viết. Trên địa bàn huyện hiện có một số giáo viên giảng dạy tiếng Hre, tuy nhiên vấn đề dịch thuật các văn bản pháp luật từ tiếng Việt – Hre phải cần có sự am hiểu cơ bản về pháp luật, từ ngữ chuyên ngành pháp luật để dịch thuật một cách đầy đủ, sát nghĩa. Trong giai đoạn 2015-2019, toàn huyện đã tổ chức được 363 buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ cơ sở và đồng bào DTTS với hơn 31.000 lượt người tham gia.
Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, GDPL cho đồng bào DTTS thông qua các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện ngày càng hiệu quả hơn so với trước; nội dung, hình thức chuyển tải thông tin đa dạng, phong phú hơn. Báo Bình Định, Đài phát thanh - Truyền hình Bình Định đã mở các chuyên trang, chuyên mục: “Pháp luật và đời sống”, “Hộp
thư bạn nghe đài”, “Hộp thư truyền hình”… để tuyên truyền những văn bản
pháp luật mới, giải đáp thắc mắc của nhân dân về đường lối, chính sách, giải thích pháp luật, hướng dẫn đồng bào sử dụng pháp luật, đấu tranh khiếu kiện đòi quyền lợi hợp pháp cũng như thực hiện nghĩa vụ pháp luật… phát thường kỳ mỗi tuần một lần trên báo và sóng đài tỉnh. Đặc biệt Đài truyền thanh của huyện còn phát sóng chương trình truyền thanh bằng tiếng dân tộc Hre vào tối thứ 4, sáng và trưa thứ 5 hàng tuần với thời lượng 30 phút, thường xuyên lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật trong các buổi phát thanh. Qua đó góp phần nâng cao sự hiểu biết kiến thức về pháp luật, đồng thời góp phần giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến pháp luật cho người dân trong xã hội nói chung và người DTTS nói riêng, hướng dẫn mọi người sống theo pháp luật.
Đây là hình thức góp phần chuyển tải nội dung pháp luật sâu rộng đến với người dân nói chung và người đồng bào DTTS nói riêng một cách hiệu quả. Nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa dành cho đồng bào DTTS phù hợp với trình độ nhận thức, phong tục, tập quán của đồng bào được tổ chức như hội thi “Báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi”, “cán bộ chi hội giỏi”, “hòa giải viên giỏi”, thi tìm hiểu về “Luật hôn nhân và gia đình”, “Luật bảo vệ và phát triển rừng” … Qua đó đã thu hút hơn 3.000 lượt người tham gia.
Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý
Công tác GDPL thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý là một trong các hình thức nhằm góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống của đồng bào DTTS; góp phần cùng các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước giải quyết các vụ việc của công dân chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; giải tỏa những vướng mắc pháp luật tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; góp phần ổn định chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Thông qua các buổi trợ giúp pháp lý lưu động đã hướng dẫn đồng bào DTTS sử xự những vụ việc theo quy định của pháp luật, kết hợp giữa tư vấn và giải thích những vấn đề pháp luật mà đồng bào DTTS quan tâm, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người đồng bào DTTS.
UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, tiếp tục phát huy và duy trì tủ sách pháp luật đã được xây dựng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thác văn bản quy phạm pháp luật; duy trì và đảm bảo bổ sung sách, báo, tài liệu pháp luật, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tủ sách pháp luật; đảm bảo các Tủ sách pháp
luật hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.
Hiện nay trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì khai thác 12 tủ sách pháp luật.
Phổ biến, GDPL thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở là một trong những hình thức tuyên truyền, đơn giản, thiết thực và hiệu quả. Hình thức này đã củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đến nay toàn huyện An Lão có 100% thôn, xã có tổ hòa giải với 57 tổ, 340 hòa giải viên.
Ngoài ra, còn có nhiều hình thức cũng thường xuyên được sử dụng như: lồng ghép vào các đợt tuyên tuyền cao điểm, tháng cao điểm trong việc thực hiện, chấp hành pháp luật; tổ chức các cuộc vận động nhân dân ký cam kết gia đình không có thành viên vi phạm pháp luật, tham gia bảo vệ và phát triển rừng, không phá rừng làm nương rẫy trái phép; xây dựng các điểm sáng về chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư.
Về chủ thể giáo dục pháp luật
Xác định rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng trong công tác GDPL cho đồng bào DTTS, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện An Lão đã tăng cường công tác GDPL, trong đó luôn chú trọng xây dựng đội ngũ những người làm công tác GDPL.
Trên cơ sở Thông tư số 21của Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Huyện An Lão luôn chú trọng công tác rà soát, củng cố kiện toàn, lựa chọn người đủ tiêu chuẩn theo quy định và công nhận báo cáo viên cấp huyện; thường xuyên hướng dẫn rà soát, kiện toàn đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở. Tính đến nay, toàn
huyện có 23 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 146 tuyên truyền viên pháp
luật cấp xã [Error! Reference source not found.].
Về Hội đồng phối hợp công tác giáo dục pháp luật
Hiện nay Hội đồng phối hợp phổ biến GDPL của huyện đã được thành lập theo đúng của Quyết định 27/2013/QĐ-TTg có 16 thành viên do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng, đồng chí Trưởng phòng Tư pháp làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng. Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ tham mưu, thực hiện tốt công tác PBGDPL tại địa phương.
Tóm lại, đạt được kết quả như trên cho thấy công tác tuyên truyền GDPL ở huyện An Lão đã thực sự từng bước đi vào cuộc sống của nhân dân. Từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện , đáp ứng kịp thời những nhiệm vụ chính trị ở địa phương, qua đó đã mang lại nhiều kết quả thiết thực trên nhiều lĩnh vực góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng mà Đảng bộ huyện An Lão đã đề ra.