Tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất, chăm lo xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 69 - 72)

- Yếu tố chính trị là các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của đất nước, của mỗi địa phương trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó gồm có

3.3.4. Tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất, chăm lo xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

Quan tâm củng cố, kiện toàn, bố trí đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn nhất là cán bộ công chức ở Phòng Tư pháp cấp huyện, công chức Tư Pháp – Hộ tịch cấp xã. Trong thời đại tiếp cận thông tin, khoa học-

kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nhiều vấn đề nảy sinh và biến động liên tục, do vậy cần phải đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí theo hướng hiện đại hóa có trọng tâm, trọng điểm, quan tâm đến cơ sở, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn để công tác tuyền truyền, giáo dục pháp luật có thể tiếp cận được với thông tin mới, với văn minh của nhân loại để có điều kiện chuyển tải kịp thời, chính xác những chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến từng người dân.

Ưu tiên triển khai các nguồn lực tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật. Khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bảo đảm kinh phí để triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng. Kinh phí được bố trí hằng năm phải đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ và việc triển khai các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho người dân.

Trong nhiều năm qua, đội ngũ làm công tác GDPL của huyện đã được kiện toàn khá đồng bộ về số lượng cũng như chất lượng, nhưng để đáp ứng được nhiệm vụ khó khăn, phức tạp trong điều kiện hiện nay thì đội ngũ thực hiện công tác giáo dục pháp luật của huyện thật sự chưa đáp ứng được yêu cầu. Để đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay, đòi hỏi huyện phải sớm củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp, củng cố Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, theo quy định của Luật phổ biến, GDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời các cơ quan, đơn vị cử đại diện tham gia Hội đồng phối hợp cần phải lựa chọn

quan và nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp giao. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thống nhất về thành phần Hội đồng phối hợp, trách nhiệm từng thành viên, góp phần cho công tác giáo dục pháp luật triển khai được nhịp nhàng và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công; đối với những thành viên Hội đồng phối hợp, khi thực hiện nhiệm vụ được giao cần phát huy, sử dụng tốt vai trò tham mưu, giúp việc của tổ chức pháp chế và các tổ chức có liên quan tại cơ quan, đơn vị; cần thường xuyên trao đổi, thống nhất những chương trình, kế hoạch phổ biến, GDPL, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên và các cơ quan có liên quan trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Xây dựng kế hoạch lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ là những người báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên pháp luật đủ về số lượng, chất lượng, có năng lực chuyên môn, nhiệt huyết và có trách nhiệm cao với công việc, am hiểu phong tục tập quán của từng địa phương và phải hiểu, biết tiếng dân tộc. Muốn vậy phải tổ chức các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ GDPL để giải quyết về vấn đề trình độ pháp luật và năng lực nghiệp vụ chuyên môn của tuyên truyền viên pháp luật. Ngoài việc hiểu biết pháp luật, đội ngũ này phải có sự nhiệt tình, nhuyệt huyết, có sự hiểu biết về phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, am hiểu tâm lý con người và biết nói tiếng dân tộc. Cần chú ý tới việc thu hút những già làng, trưởng thôn, những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số trong việc cộng tác viên trợ giúp pháp lý vì những người này là những người có khả năng tập hợp thu hút những người khác, tiếng nói của họ có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng dân tộc và gần như mang tính quyết định trước các vấn đề xảy ra trong cộng đồng. Tuy nhiên, để có thể thu hút được đội ngũ này thì huyện An Lão phải quan

tâm có các chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng với họ, thường xuyên động viên họ và phải tạo mọi điều kiện cho họ được tiếp cận với những thông tin, kiến thức pháp lý cần thiết để nâng cao hiểu biết của họ về pháp luật.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên ở cơ sở, trong đó chú trọng xây dựng và sử dụng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số am hiểu pháp luật, có kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với nguyện vọng và trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ trong phổ biến, giáo dục pháp luật, và đào tạo tiếng dân tộc, nâng cao sự hiểu biết về phong tục, tập quán của địa phương cho đội ngũ này. Đặc biệt, tận dụng tối đa nguồn nhân lực tại địa phương và phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn, trưởng bản trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 69 - 72)