Đánh giá chung về công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 50 - 52)

- Yếu tố chính trị là các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của đất nước, của mỗi địa phương trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó gồm có

2.3.1. Đánh giá chung về công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão

pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

2.3.1. Đánh giá chung về công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện An Lão

Công tác GDPL cho nhân dân nói chung và cho đồng bào DTTS nói riêng ở huyện An Lão trong những năm qua nhìn chung đã có sự chuyển biến tích cực, thể hiện trân các mặt sau đây:

Thứ nhất, Các cấp ủy Đảng và chính quyền đã nhận thức, đánh giá

đúng vai trò và tầm quan trọng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, coi việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phổ biến GDPL là mộ trong những việc làm thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan đoàn thể trong huyện. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác GDPL từng bước được cụ thể hóa, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động GDPL trên địa bàn huyện ngày càng phát triển. Sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng phần nào đã khắc phục tình trạng giao khóan công tác tuyên truyền phổ biến GDPL cho chính quyền. Mối quan hệ phổ biến, GDPL trong hệ thống chính trị đã từng bước đi vào nề nếp và mang lại hiệu quả ngày càng khả quan hơn.

Thứ hai, Đã có sự chủ động trong việc ban hành các văn bản, xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, GDPL của các cấp chính quyền.

Thứ ba, Hội đồng phối hợp phổ biến GDPL ngày càng thể hiện rõ nét

vai trò của mình. Sự phối hợp trong công tác phổ biến, GDPL giữa các ngành, đoàn thể ngày càng tăng cường, thiết thực hơn, thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong công tác phổ biến, GDPL.

Thứ tư, Các ngành, đoàn thể, các xã trong huyện An Lão đã có sự chủ

động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, GDPL của ngành, địa phương mình. Có sự đổi mới, sáng tạo trong cách thức tổ chức thực hiện, không trông chờ, ỷ lại vào sự hướng dẫn, giúp đỡ của cấp trên đã từng bước đi vào chiều sâu và đạt nhiều hiệu quả cao.

Thứ năm, thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên

truyền viên pháp luật các cấp; công tác tập huấn kiến thức pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, GDPL được ngày càng được quan tâm. Thông qua hoạt động của đội ngũ này đã tích cực góp phần đưa pháp luật vào đời sống, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS.

Thứ sáu, Việc xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể được thực hiện

thường xuyên và có trọng tâm, trọng điểm. Nội dung GDPL đã tập trung đi sâu vào từng đối tượng, phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương. Hoạt động phổ biến, GDPL đã từng bước đi vào nề nếp.

Thứ bảy, Đã có sự kết hợp giữa GDPL với công tác giáo dục chính trị,

tư tưởng . GDPL được sử dụng khá đa dạng, phong phú và phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể, lồng ghép với các hoạt động của địa phương và của ngành.

Nhìn chung, thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, GDPL cho đối tượng là người DTTS nói riêng và nhân dân nói chung đã góp phần nâng cao nhận thức về ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 50 - 52)