Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 62 - 63)

- Yếu tố chính trị là các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của đất nước, của mỗi địa phương trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó gồm có

3.2.3. Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật có đầy đủ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền và là cầu nối đưa pháp luật đến gần hơn với người dân. Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm trong đời sống xã hội, vì đây là chủ thể cơ bản và quan trọng có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục pháp luật. Hiện nay, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của nước ta đã được tổ chức thành một hệ thống từ trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên quan điểm, nhận thức và sự am hiểu, thông tin, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ trực tiếp làm công tác tham mưu về lĩnh vực thể chế hóa chính sách dân tộc, công tác dân tộc còn có những hạn chế nhất định, chưa đầy đủ, toàn diện, nhất là nhận thức về những vấn đề phát triển mới ở vùng dân tộc. Do đó, các chính sách nói chung chưa được thiết kế, xây dựng phù hợp với đặc điểm tự nhiên, văn hóa, phong tục, tập quán, ngôn ngữ của đồng bào. Vì vậy, nhất thiết phải đổi mới và thực hiện nghiêm túc công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tích cực tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị, hội thảo, hội thi để trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp và trong giảng dạy. Tổ chức cho cán bộ cốt cán về dạy tiếng dân tộc của các Sở giáo dục và đào tạo tham quan học tập tại những địa phương có kết quả cao về công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ công chức công tác ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Mở các khóa đào tạo về tiếng dân tộc tại các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm để có các khóa đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc hệ chính quy. Tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với đối tượng. Đồng

thời mời người dân tộc thiểu số trí thức tham gia trong các buổi Hội thảo, các lớp tập huấn chuyên đề về tiếng dân tộc. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBCC công tác ở vùng dân tộc, miền núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 62 - 63)