Xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác giáo dục pháp luật cho người đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 60 - 62)

- Yếu tố chính trị là các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của đất nước, của mỗi địa phương trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó gồm có

3.2.2. Xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác giáo dục pháp luật cho người đồng bào dân tộc thiểu số

cho người đồng bào dân tộc thiểu số

Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về “tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới” xác định một số yêu cầu, trong đó có nội dung: “Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số. Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng dân tộc niềm núi phải toàn diện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số”.

Tính đến tháng 7/2019, Quốc hội đã ban hành 108 luật, hơn 30 nghị quyết có nội dung chính sách liên quan đến lĩnh vực dân tộc thiểu số, miền

núi và vùng đặc biệt khó khăn, bao quát các lĩnh vực dân sự, chính trị; quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; kinh tế, lao động và việc làm; văn hóa, thông tin; giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí; y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo vệ môi trường; công tác cán bộ, xây dựng hệ thống chính trị. Hệ thống chính sách dân tộc do Chính phủ và các bộ, ngành xây dựng có 118 văn bản, trong đó, có 54 đề án, chính sách dân tộc trực tiếp hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi.

Mặc dù trong xây dựng và thi hành pháp luật đã đạt được những kết quả khả quan, nhưng nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Hệ thống pháp luật còn thiếu tính toàn diện, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn, thậm chí chưa có văn bản pháp luật dưới luật để điều chỉnh.

Thực tiễn cho thấy, việc thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác dân tộc đã được quan tâm nhưng còn có những bất cập. Một số nội dung về chính sách dân tộc đã được xác định trong các chủ trương, đường lối của Đảng nhưng chưa được thể chế hóa hoặc quy định rõ ràng, đầy đủ trong các văn bản pháp luật. Thực trạng này tạo nên những “khoảng trống” về căn cứ pháp lý. Do vậy, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác giáo dục pháp luật cho người đồng bào DTTS trong đó nội dung quy định về ưu tiên PBGDPL cho người đồng bào dân tộc thiểu số là một nhu cầu bức thiết, tạo cơ sở pháp lý có tính thống nhất cao để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 60 - 62)