Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

- Yếu tố chính trị là các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của đất nước, của mỗi địa phương trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó gồm có

3.3.2. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

cho đồng bào dân tộc thiểu số

Với phương châm luôn hướng về cơ sở, đối tượng nào, hình thức đấy, huyện An Lão đã hướng dẫn, triển khai một cách nhịp nhàng, đồng bộ các nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn; chỉ đạo các xã khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, nhu cầu tuyên truyền pháp luật của người dân, từ đó lựa chọn những nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng. Qua nghiên cứu thực tiễn GDPL trên địa bàn huyện An Lão cho thấy việc GDPL đã bám sát nội dung, nhiệm vụ chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh, Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh đề ra ... Tuy nhiên, công tác này ở một số nơi, nhất là cấp xã còn thụ động, lúng túng. Do đó trong thời gian tới để đổi mới nội dung GDPL cho đồng bào DTTS, tác giả cho rằng cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, Cần đa dạng hóa nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp

với những hình thức mới đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phát huy hiệu quả đối với đồng bào các dân tộc thiểu số cần được tiếp tục triển khai sâu rộng, như phổ biến pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn pháp luật, cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa truyền thống. Tăng cường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách dân tộc và pháp luật có liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thi nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động tại các thôn, làng, bản, xã. Tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến về một số lĩnh vực; tôn vinh và nêu gương các điển hình tiêu biểu; các báo cáo điển hình gương người tốt, việc tốt trong đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Hai là, Về nội dung, bên cạnh việc phổ biến nội dung của các văn bản

pháp luật mới, cần tập trung phổ biến những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống của đồng bào. Căn cứ vào tình hình đặc điểm của từng đối tượng giáo dục pháp luật, cần tập trung vào các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự, biên giới, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và các lĩnh vực pháp luật khác gắn với đời sống hàng ngày của người dân.

Lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, Lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số; thực hiện thông qua sinh hoạt cộng đồng tại các nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, tham quan học tập mô hình, triển lãm, pa nô, áp phích, tranh cổ động, băng rôn, khẩu hiệu, thông tin tại trung tâm thôn, bản và trụ sở Ủy ban nhân dân xã.

Ba là, Hệ thống các văn bản pháp luật phải được cập nhật thường xuyên, đặc biệt nhất là các văn bản luật gần gũi với đồng bào DTTS như: Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, , Luật Giao thông đường bộ, Luật bảo vệ và phát triển rừng… để tuyên truyền phổ biến trong đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó hình thành nên ý thức: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong mỗi công dân. Thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số tại cơ sở như trợ giúp pháp lý lưu động, hoạt động của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, hòa giải, xây dựng tủ sách pháp luật tại cơ sở… tạo điều kiện cho đồng bào tiếp cận và thực hiện quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý, nghiên cứu hệ thống chính sách pháp luật ngay tại cơ sở, gắn chặt quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ công dân.

Bên cạnh đó, phải tổ chức biểu dương, khen thưởng lồng ghép vào các hội nghị nhằm kịp thời động viên, khích lệ và nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến; các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong các lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, trong đó có nội dung về thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng thời gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân, do đó cũng góp phần quan trọng trong việc hoàn thành chỉ tiêu về đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Vì vậy, trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới, cần đặc biệt quan tâm tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và phải coi đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)