Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước về giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 58 - 60)

- Yếu tố chính trị là các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của đất nước, của mỗi địa phương trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó gồm có

3.2.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước về giáo dục pháp luật

pháp luật của Nhà nước về giáo dục pháp luật

Giáo dục pháp luật cho các tầng lớp xã hội nói chung, đồng bào DTTS ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định nói riêng là nhằm cung cấp, trang bị cho đồng bào những kiến thức, hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, góp phần hình thành lối sống theo pháp luật trong cộng đồng DTTS. Để bảo đảm nâng cao nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho đồng

bào DTTS ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định thì nhất thiết phải dựa trên các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục pháp luật; từ đó, vận dụng vào quá trình giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS trong huyện.

Trước hết, công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS ở huyện An Lão phải luôn bám sát, quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam qua từng giai đoạn nhất định và gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Thực tế cho thấy, Đảng ta luôn quan tâm, coi trọng công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các tầng

lớp nhân dân. Bắt đầu từ Đại hội VI, sau khi Đảng ta đề ra đường lối đổi mới

đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được Đảng ta quan tâm và coi đó là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và các tầng lớp nhân dân.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng trong Nghị quyết đã nhấn mạnh: “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật... Cán bộ quản lý các cấp, từ trung ương đến địa phương phải có kiến thức về quản lý hành chính và am hiểu về pháp luật. “Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật””. Đảng ta tiếp tục khẳng định trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII phải: (Tăng cường ý thức giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng). Giải pháp có tính thực tiễn cho việc phát huy vai trò của giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện pháp luật trong cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân là: Các luật ban hành cần đảm bảo tính

bản hướng dẫn mới thi hành được. Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục về pháp luật để nhân dân hiểu và tự giác chấp hành pháp luật.

Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý

thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân là điểm mốc quan trọng nhất,

đánh dấu sự quan tâm và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Để Chỉ thị số 32-CT/TW thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần làm chuyển biến và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ban Bí thư đã thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và tổ chức Hội nghị sơ kết, đưa ra kết luận về tình hình thực hiện Chỉ thị. Việc quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng trên đây chính là cơ sở để đề ra các giải pháp thiết thực, khả thi nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS ở huyện An Lão.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)