Yêu cầu thực tiễn của công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 55 - 58)

- Yếu tố chính trị là các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của đất nước, của mỗi địa phương trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó gồm có

3.1. Yêu cầu thực tiễn của công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định

bào dân tộc thiểu số tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Thứ nhất, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định nói

chung và huyện An Lão nói riêng đòi hỏi phải tăng cường GDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong tình hình hiện nay, đặc biệt là trước những diễn biến phức tạp trên thế giới, phải chăm lo nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong mọi tình huống. Trong khi cảnh giác đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài đe dọa an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, cần chú trọng hơn nữa củng cố những nhân tố bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội ở bên trong, đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo, xây dựng chính quyền trong sạch, gắn bó với dân nhất là ở cơ sở và các địa bàn xung yếu [8, tr.2].

Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế và tạo chuyển biến kinh tế xã hội mạnh mẽ trong 5 năm đầu thế kỷ, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiều chính sách giải pháp, trong đó có sự nghiệp giáo dục. Có đào tạo được nguồn nhân lực và đào tạo con người toàn diện, mới có thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Tổ chức UNESCO, năm 1992, đã khuyến cáo các quốc gia trên thế giới: Không có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực

giáo dục của quốc gia đó và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức, khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản.

Huyện An Lão cũng như ở Bình Định, tuy có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, nhưng nhìn chung văn hóa thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, tâm lý dân tộc còn nặng nề, tệ nạn xã hội còn phát sinh cộng với âm mưu của bọn phản động trong nước và nước ngoài luôn chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Tình hình đó càng đòi hỏi phải tăng cường giáo dục đào tạo cho nhân dân, trong đó tăng cường GDPL phải là cấp bách.

Thứ hai, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân,

tăng cường pháp chế XHCN, phát huy dân chủ ở nước ta đòi hỏi phải tăng cường GDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhà nước ta là nhà nước kiểu mới. Nhà nước quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật, các kế hoạch, chính sách khác cũng đều phải cụ thể bằng pháp luật. Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là nhà nước - các cơ quan của nó phải được tổ chức trên cơ sở Hiến pháp và luật. Hoạt động của các cơ quan nhà nước, hoạt động công vụ của CBCC từ Trung ương đến cơ sở đều phải theo pháp luật. Nhân dân nói chung với tư cách là thành viên trong xã hội, công dân của nhà nước pháp quyền phải có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật. Pháp luật có vị trí tối cao trong Nhà nước pháp quyền và trong đời sống xã hội. Mọi quy tắc đạo đức, quy tắc tôn giáo truyền thống, tập quán luật tục đều phải phù hợp với pháp luật, không được trái với pháp luật. Vì vậy, CBCC và mọi công dân phải hiểu được pháp luật, phải có ý thức pháp luật cao và đúng đắn. Do đó, GDPL cho nhân dân nói chung và nhân dân các dân tộc ít người là hết sức cấp bách.

Hơn nữa, tăng cường pháp chế là phương thức căn bản để xây dựng nhà nước pháp quyền và phát huy dân chủ. Tăng cường pháp chế đòi hỏi mọi tổ chức và cá nhân phải sống, làm việc theo pháp luật. Khi pháp luật đi vào được đời sống, pháp luật được thực hiện chẳng những trật tự an toàn xã hội được đảm bảo mà trật tự pháp luật (bộ phận quan trọng của trật tự xã hội) sẽ được thiết lập vững chắc. Có như vậy sẽ đẩy lùi được từng bước các loại vi phạm pháp luật và tội phạm cũng như các tệ nạn xã hội ở nước ta.

Việc thiết lập một nền pháp chế thống nhất ở nước ta hiện nay là một nhu cầu bức xúc ở một đất nước như nước ta với 63 tỉnh thành, hơn 90 triệu dân với 54 dân tộc anh em, một mặt chúng ta phải phát huy tính đa dạng đặc thù, thế mạnh của mỗi vùng, miền, mỗi dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam - các dân tộc thiểu số, đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc anh em; mặt khác, chúng ta phải đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên phạm vi cả nước. Nhân dân các dân tộc có quyền bình đẳng về quyền và lợi ích thì trước hết phải bình đẳng trước pháp luật. Đây là yêu cầu bắt buộc không thể coi nạn phá rừng chiếm đất đai, theo các thế lực thù địch ly khai với nhà nước, hoạt động khủng bố là ngoại lệ của pháp luật. Với những căn cứ trên, GDPL cho nhân dân các dân tộc ở huyện An Lão cần phải được ưu tiên tăng cường hơn bất cứ một huyện nào trong tỉnh.

Thứ ba, thực tiễn nhu cầu hiểu biết pháp luật của nhân dân các dân tộc

thiểu số ở huyện An Lão đòi hỏi phải được GDPL nhiều hơn nữa.

Như đã phân tích trong thực trạng GDPL ở huyện An Lão trong chương 2, cho thấy ý thức pháp luật của nhân dân các dân tộc thiểu số thấp so với ý thức pháp luật của nhân dân các dân tộc khác. Tình hình đó do hai nguyên nhân chính, một là, công tác GDPL chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết pháp luật

của nhân dân; hai là, chưa giải quyết tốt “xung đột” pháp luật quốc gia với luật tục của các dân tộc thiểu số.

Điều đó khẳng định nhu cầu tìm hiểu pháp luật của CBCC và nhân dân là rất cao, đòi hỏi nhà nước phải đầu tư đúng mức cho công tác GDPL cho mọi tầng lớp dân cư. Đồng thời chống tư tưởng ỷ lại vào các tổ chức luật sư tư vấn pháp luật cũng như tư tưởng cho rằng pháp luật không được thực hiện nghiêm túc trong cuộc sống nên không phải thường xuyên tìm hiểu. Về các lĩnh vực cần tìm hiểu, qua khảo sát thực tế đã cho thấy người dân tộc thiểu số cần tìm hiểu Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Lao động nhiều hơn là Luật Kinh tế, Luật Hàng không, Luật Hàng hải.

Về nhu cầu tìm hiểu pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua phổ biến pháp luật của cán bộ, cũng qua khảo sát, đồng bào miền núi chọn chương trình trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, đọc báo chí, tạp chí, sách luật hoặc nghe cán bộ trực tiếp phổ biến ở các hội nghị, các lớp tập huấn nhiều hơn là chọn các cuộc hội thảo khoa học, qua các phiên tòa xét xử, thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ, đọc tờ rơi v.v...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)