Phát huy sức mạnh, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 72 - 77)

- Yếu tố chính trị là các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của đất nước, của mỗi địa phương trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó gồm có

3.3.5. Phát huy sức mạnh, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người đồng bào dân tộc thiểu số

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân đồng bào DTTS, trong thời gian tới cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan đơn vị liên quan. Mặc dù, công tác này là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị nhưng để đạt được hiệu quả cao thì việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị là rất cần thiêt nhằm phân bổ thỏa đáng nguồn lực, kế hoạch ưu tiên và sự phối hợp của các cấp chính quyền để việc thực hiện các chương trình PBGDPL có thể tiếp cận tới cơ sở và cộng đồng dân cư tại địa phương.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện An Lão, trước hết là thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL các

cấp phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật; đồng thời tích cực tham gia vào công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật liên quan đến người đồng bào DTTS; tham gia các chương trình hành động quốc gia PBGDPL của Chính phủ và địa phương hàng năm cho các đối tượng này; tăng cường phối hợp với ngành Tư pháp xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

Các tổ chức chính trị- xã hội tuyên truyền và vận động hội viên của mình là người đồng bào DTTS chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, đấu tranh với những biểu hiện vi phạm pháp luật thông qua việc phát động phong trào chấp hành pháp luật và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hội. Kiến nghị những biện pháp cần thiết với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện tốt công tác PBGDPL cho người đồng bào DTTS. Thực hiện tốt công tác giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật và PBGDPL cho người đồng bào DTTS.

Bên cạnh đó để thực hiện đồng bộ nội dung này, nên chăng cần tăng cường kiểm tra, giám sát; định kỳ sơ kết, tổng kết việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Kiểm tra, giám sát là một việc làm rất cần thiết trong công tác PBGDPL. Từ các hoạt động này, các chủ thể sẽ nắm bắt được tiến độ thực hiện các kế hoạch đã đề ra, phát hiện những điểm còn thiếu sót để kịp thời hướng dẫn về nghiệp vụ và xử lý những vi phạm xảy ra. Đồng thời kiểm tra, giám sát cũng giúp các chủ thể tìm ra những cách làm mới phù hợp với thực tiễn công tác PBGDPL. Sơ kết, tổng kết là việc làm không thể thiếu trong quá trình thực hiện GDPL nhằm thảo luận về những kết quả đạt được, mặt tồn tại hạn chế và nguyên nhân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở định hướng cho việc xác định nhiệm vụ và giải pháp thời gian tới.

Tiểu kết Chương 3

Từ thực trạng ở Chương 2, trong Chương 3 đưa ra phương hướng và giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định, tác giả mong muốn đóng góp nhằm nâng cao hiểu quả công tác GDPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả GDPL cho đồng bào các DTTS tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong thời gian tới các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ. Tuy nhiên, tùy tình hình kinh tế, xã hội của từng vùng trên địa bàn huyện và đặc điểm của từng đồng bào các DTTS của huyện An Lão, tỉnh Bình Định để xác định rõ giải pháp nào là trọng tâm, giải pháp nào thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác GDPL cho đồng bào các DTTS tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong các giai đoạn tiếp theo.

KẾT LUẬN

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước đó là công tác GDPL, nhằm từng bước nâng cao dân trí về pháp luật, nâng cao năng lực áp dụng đúng pháp luật, xác lập trật tự kỷ cương, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Với sự nỗ lực và cố gắng của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, công tác GDPL cho người dân nói chung, người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước ta với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn luôn coi trọng công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân, đây là một nhiệm vụ chính trị cực kỳ quan trọng nhằm không ngừng nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.

Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và pháp luật Nhà nước là nhất quán trong việc tiếp tục tăng cường giáo dục pháp luật cho nhân dân lao động nói chung và nhân dân các dân tộc ít người nói riêng. Các cấp, các ngành phải nghiên cứu triển khai giáo dục pháp luật có hiệu quả, nâng cao dân trí pháp lý là điều kiện bảo đảm cho pháp luật đi vào cuộc sống đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật.

Giáo dục pháp luật là một hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể GDPL tác động lên đối tượng nhằm hình thành nên ở họ tri thức pháp luật, tính cách và hành vi phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật thực định. Muốn cho công tác GDPL có hiệu quả cao thì chủ thể phải lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp với đối tượng GDPL, tránh tình trạng “quá tải” hoặc “trừu tượng hóa” chung chung khi tuyên truyền pháp luật cho nhân dân lao động, đặc biệt là nhân dân các dân tộc ít người.

GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay, do đặc điểm riêng về tình hình chính trị - kinh tế và xã hội của tỉnh Bình Định nên Đảng và Nhà nước cần có chính sách và biện pháp cụ thể bảo đảm cho công tác giáo dục pháp luật ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhân dân các dân tộc ít người sinh sống ổn định. Phải tổ chức, xây dựng công tác GDPL một cách sâu rộng, xã hội hóa công tác GDPL, coi đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng phối hợp biên soạn tài liệu, nội dung để tuyên truyền, GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người. Tài liệu phải in ấn bằng song ngữ (chữ của dân tộc ít người và chữ phổ thông), tài liệu nên cấp phát không thu tiền thì mới đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Bồi dưỡng một đội ngũ báo cáo viên pháp luật là người dân tộc tại chỗ, đặc biệt là già làng, trưởng bản, luôn luôn giáo dục chính trị tư tưởng, lập trường giai cấp để họ là những người tốt, một lòng một dạ theo Đảng. Khi già làng, trưởng bản trở thành “thủ lĩnh” của người dân thì khả năng tập hợp quần chúng của họ sẽ tạo ra sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Bình Định nói chung và An Lão nói riêng nơi có những vấn đề nhạy cảm về chính trị trong thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 72 - 77)