Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

- Yếu tố chính trị là các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của đất nước, của mỗi địa phương trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó gồm có

2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong công tác phổ biến GDPL cho đồng bào DTTS ở huyện An Lão trong 05 năm qua, trong đó không thể không kể đến các nguyên nhân sau đây:

Một là, Nước ta có hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, tính ổn định của

hệ thống pháp luật chưa cao, số lượng ban hành các văn bản pháp luật của nhà nước ngày càng nhiều, và thường xuyên sửa đổi, bổ sung... Chính sách, pháp luật được ban hành chủ yếu là hỗ trợ, chưa ưu tiên tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hai là, Một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy

đủ về công tác phổ biến, GDPL, thiếu sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Nghị quyết; chưa quan tâm đúng mức đến công tác tạo nguồn quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số.

Ba là, Một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS có trình độ dân trí

chưa cao, chưa nhận thức rõ được quyền lợi trách nhiệm của mình trong việc tham gia học tập pháp luật để nâng cao kiến thức; ý thức tuân thủ pháp luật còn hạn chế. Phần lớn người dân vùng đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông đi lại khó khăn.So với sự phát triển chung của tỉnh, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển chậm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy

cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan chậm được khắc phục; còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Bốn là, Cơ chế điều hành, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ

chức chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ trong việc thực hiện các chương trình, dự án. Cơ chế phân cấp, phân quyền để tạo chủ động cho chính quyền địa phương chưa hợp lý; quy trình thủ tục đầu tư công chưa phù hợp với điều kiện, đặc điểm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là vùng đặc biệt khó khăn. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện công tác dân tộc thiếu thống nhất; một bộ phận cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Năm là, Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, GDPL của huyện còn

yếu và còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, chưa theo kịp các yêu cầu thực tiễn. Chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, GDPL chưa đồng đều, nhất là tuyên truyền viên ở thôn, một số cán bộ quản lý chưa biết hoặc ít biết tiếng dân tộc nên gặp khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra.

Một bộ phận CBCC học xong tiếng dân tộc thiểu số nhưng không có điều kiện áp dụng thường xuyên nên không phát huy được tác dụng. Một số cán bộ, công chức có động cơ học tập tiếng dân tộc chưa đúng đắn như nhằm mục tiêu chuẩn hóa, miễn giảm trong việc thi nâng ngạch công chức, bổ nhiệm nên thường chú trọng bằng cấp, ít quan tâm đến chất lượng và quy chế học tập. Các cơ quan, đơn vị chưa xây dựng kế hoạch cho CBCC tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc.

Sáu là, Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc dành cho công

vùng xa hoặc những địa bàn khó khăn. Chế độ, chính sách đặc thù cho tuyên truyền viên, báo cáo viên, còn chưa kịp thời, chưa thực sự khuyến khích và phát huy được tiềm năng của đội ngũ làm công tác phổ biến, GDPL. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế của việc dạy và học.

Bảy là, Về thực hiện chế độ chính sách Ngân sách của địa phương đầu

tư cho công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 48 - 50)