1.3.1. Khái niệm QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT
Tất cả các nền kinh tế thị trường của các nước đã và đang phát triển đều có sự quản lý, điều khiển, can thiệp của Nhà nước ở những phạm vi, đối tượng với những mức độ và các phương thức khác nhau. Theo cách hiểu chung thì QLNN về kinh tế là một bộ phận của QLNN và quản lý nói chung, là một dạng hoạt động phối hợp thực hiện chức năng của hệ thống quản lý Nhà nước nhằm tác động có hiệu quả lên hệ thống bị quản lý (tức là nền kinh tế và các đối tượng trong nền kinh tế) thông qua việc sử dụng hệ thống các phương pháp, công cụ, biện pháp quản lý nhằm đạt tới những mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ. Trong đó hoạt động thương mại là một trong hoạt động quan trọng trong nền kinh tế mà không thể thiếu được vai trò định hướng, kiến tạo, điều tiết, kiểm soát của Nhà nước. Mặt khác, DN bán lẻ ứng dụng TMĐT chính là kết quả tất yếu của quá trình “số hóa” các
hoạt động thương mại của DN nhằm mục đích cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Điểm khác nhau cơ bản đối với thương mại truyền thống đó là DN bán lẻ sử dụng các phương tiện điện tử như một công cụ để thực hiện các hoạt động thương mại trên hệthống có nền tảng là mạng internet. Tóm lại, về bản chất QLNNđối với DNbán lẻ ứng dụng TMĐT chính là QLNN đối với hoạt động thương mại của DN bán lẻ truyền thống có gắn với các đặc trưng của TMĐT như đã nghiên cứu ở trên.
Với quan điểm này, QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT được hiểu là quá trình Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý của mình để tác động lên hoạt động thương mại của DN bán lẻ ứng dụng TMĐT nhằm đạt được các mục tiêu phát triển nhất định.
Hoạt động QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT có những đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, về chủ thể quản lý: do tính chất đặc thù của DN bán lẻ ứng dụng TMĐT thực hiện bằng các phương tiện điện tử trên môi trường mạng internet do đó TMĐT cần được đảm bảo bằng một hạ tầng CNTT&TT. Do đó bên cạnh chủ quản lý trực tiếp là cơ quan QLNN về thương mại (Bộ Công thương) thì vai trò của cơ quan QLNN về CNTT&TT (Bộ Thông tin và Truyền thông) là đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập hạ tầng CNTT&TT cho sự phát triển của DN bán lẻ ứng dụng TMĐT.
Thứ hai, về đối tượng quản lý: Bên cạnh các đối tượng tham gia giao dịch giống như DN bán lẻ truyền thống còn xuất hiện thêm đối tượng thứ ba đó là các nhà cung cấp hạ tầng dịch vụ internet, nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát, dịch vụ thanh toán điện tử.
Thứ ba, các hình thức kinh doanh trong DN bán lẻ ứng dụng TMĐT ngày càng đa dạng, phức tạp và luôn ứng dụng công nghệ mới nhất. Điều này đặt ra một thách thức rất lớn trong hoạt động QLNN, đòi hỏi cơ quan QLNN phải luôn có những chính sách phù hợp để thích nghi kịp thời với những thay đổi này.
1.3.2. Chức năng QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT
- Chức năng kiến tạo giúp DN bán lẻ ứng dụng TMĐT có một môi trường phát triển hiện đại, tiên tiến theo kịp các xu hướng phát triển TMĐT của thế giới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN bán lẻ ứng dụng TMĐT và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Chức năng kiểm soát việc thực hiện và chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước của DN bán lẻ ứng dụng TMĐT, qua đó góp phần bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng, lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội.
1.3.3. Nội dung QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT
Tác giả tiếp cận QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT theo hướng phân tích những yếu tố (mà ở đây là các hạ tầng) trong hoạt động thương mại của DN bán lẻ ứng dụng TMĐT mà cơ quan QLNN có thể tác động, điều chỉnh (bằng các hệ thống chính sách, quy định, công cụ và biên pháp thích hợp) nhằm kiến tạo môi trường phát triển toàn diện cho DN bán lẻ ứng dụng TMĐT. Các yếu tố (hạ tầng) chủ yếu bao gồm: Hạ tầng CNTT&TT; hạ tầng chuyển phát hỗ trợ; hạ tầng thanh toán điện tử; hạ tầng nhân lực; hạ tầng pháp lý; hạ tầng dịch vụ công trực tuyến; hạ tầng truyền thông tư vấn; hạ tầng thanh tra, kiểm tra.
1.3.3.1. Hạ tầng CNTT&TT:
Đây là nền tảng để người tiêu dùng thực hiện các giao dịch điện tử. Hạ tầng
CNTT&TT bao gồm: ngành công nghiệp thiết bị CNTT&TT (máy tính, thiết bịmạng)đây là các yếu tố thuộc về “phần cứng”; ngành công nghệ phần mềm; ngành viễn thông (hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động); Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền Internet. Chính sách phát triển hạ tầng CNTT&TT cần phải đáp ứng được yêu cầu:
1) cho phép người dân đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có thể
sử dụng và tiếp cận được các thiết bị CNTT&TT như máy tính và các thiết bị xử lý và tiếp cận sử dụng dịch vụ internet. 2) thiết lập được các hệ thống mạng viễn thông băng rộng, nâng cao chất lượng đường truyền cho phép DN bán lẻ có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào ứng dụng TMĐT với chi phí chấp nhận được.
1.3.3.2. Hạ tầng chuyển phát hỗ trợ
Chuyển phát hỗ trợ là một phần của dịch vụ logistic (hậu cần) bao gồm các hoạt động chuyên chở, lưu trữ và cung cấp hàng hóa. Sự phát triển của DN bán lẻ ứng dụng TMĐT gắn liền với sự phát triển của hạ tầng chuyển phát hỗ trợ, cụ thể hơn là dịch vụ hoàn tất đơn hàng (e-logistic) để tiết kiệm chi phí cho DN bán lẻ ứng dụng TMĐT. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ hỗ trợ DN trong tất cả các khâu từ đóng gói, vận chuyển, thu tiền và chăm sóc khách hàng. Hạ tầng chuyển phát hỗ trợ DN bán lẻ ứng dụng TMĐT phải chú trọng giải quyết được yếu tố thời gian, quy trình đóng gói, đảm bảo mẫu mã và chất lượng sản phẩm, nhất là khả năng giải quyết khâu hậu cần hoàn tất đơn hàng cho DN bán lẻ ứng dụng TMĐT thì mới có thể khuyến khích NTD mua sắm. Hệ thống giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng trong khâu vận chuyển hàng hóa tới tay NTD chính vì vậy, Nhà nước phải có những chính sách nâng cấp hệ thống giao thông và đặc biệt khuyến khích dịch vụ hoàn tất đơn hàng phát triển.
1.3.3.3. Hạ tầng thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là một trong những hạ tầng cốt yếu của TMĐT, thiếu hạ tầng này, DN bán lẻ ứng dụng TMĐT sẽ khó có điều kiện để phát triển theo đúng nghĩa của nó. Một hệ thống thanh toán điện tử phải đáp ứng được các yêu cầu: 1) khả năng có thể chấp nhận được: cơ sở hạ tầng thanh toán phải được công nhận rộng rãi, môi trường pháp lý đầy đủ, công nghệ áp dụng đồng bộ ở các ngân hàng với tổ chức thanh toán; 2) an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính qua mạng; 3) giấu tên: phải đảm bảo không làm lộ các thông tin cá nhân của khách hàng; 4) khả năng hoán đổi: có thể dễ dàng chuyển từ tiền điện tử sang tiền mặt hay chuyển tiền từ quỹ điện tử về tài khoản cá nhân; 5) hiệu quả: chi phí cho mỗi giao dịch nên là một con số rất nhỏ đặc biệt với những giao dịch thấp. 6) tính linh hoạt: nên cung cấp nhiều phương thức thanh toán, tiện lợi cho mọi đối tượng. 7) tiện lợi, dễ sử dụng…
1.3.3.4. Hạ tầng nhân lực
TMĐT nói chung và DN bán lẻ ứng dụng TMĐT nói riêng đều liên quan đến việc ứng dụng CNTT vào các giao dịch thương mại do đó để triển khai được các hoạt động trong doanh nghiệp thì đòi hỏi nguồn nhân lực cần phải hiểu rõ những kiến thức cơ bản về CNTT&TMĐT. Điều này đồng nghĩa với việc phải có những chính sách về tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT. Mục tiêu các chính sách là tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực TMĐT. Nội dung của chính sách bao gồm: xây dựng chương trình đào tạo, hỗ trợ tài liệu đào tạo, hỗ trợ đào tạo đội ngũ giảng viên, hỗ trợ hợp tác quốc tế trong đào tạo.
1.3.3.5. Hạ tầng pháp lý
Pháp luật về TMĐT nói chung và DN bán lẻ Ứng dụng TMĐT nói riêng là hệ thống các quy tắc có tính chất bắt buộc chung, thể hiện ý chí của cơ quan QLNN, do nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ nhằm bảo vệ sự phát triển của DN bán lẻ ứng dụng TMĐT theo mục tiêu đã định. Hệ thống pháp luật tạo cơ chế pháp lý hiện hữu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế quốc dân. Các nghiên cứu thế giới đã khái quát năm vấn đề pháp lý về TMĐT nói chung và DN bán lẻ Ứng dụng TMĐT nói riêng bao gồm: 1) Thừa nhận pháp lý đối với thông điệp dữ liệu; 2) Quy định về chữ ký điện tử; 3) Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; 4) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 5) Phòng chống tội phạm và những vi phạm.
1.3.3.6. Hạ tầng dịch vụ công trực tuyến
Đây chính là những dịch vụ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến mà cơ quan QLNN đưa ra nhằm: 1) hồ trợ DN bán lẻ ứng dụng TMĐT trong việc thực thực hiện chính sách pháp luật mà Nhà nước quy định (giảm chi phí thời gian, tiền bạc sức lực 2) quản lý DN bán lẻ ứng dụng TMĐT một cách dễ dàng 3) Hỗ trợ NTD trong việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp. Những dịch vụ công cung cấp cho DN bán lẻ ứng dụng TMĐT chủ yếu hiện nay đó là đăng ký kinh doanh và nộp thuế điện tử.
1.3.3.7. Hạ tầng thanh tra, kiểm tra
Thanh tra, kiểm tra đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thức năng kiểm soát của cơ quan QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT theo các định hướng trong chiến lược phát triển TMĐT và việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt
động của DN bán lẻ ứng dụng TMĐT. Chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra thanh tra bao gồm: 1) Cục TMĐT&KTS: thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về TMĐT bao gồm: theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật đối với TMĐT của các DN bán lẻ ứng dụng TMĐT trên phạm vi cả nước; 2) Tổng cục Quản lý thịtrường: thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường bao gồm: tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD và các hành vi gian lận khác; 3) Tổng cục Thuế: thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành thuế bao gồm: kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế trong TMĐT. Ngoài ra trong quá trình thực hiện có thể kết hợp thanh tra, kiểm tra giữa các đơn vị với nhau và với các đơn vị khác như: Cục cảnh sát phòng chống tối phạm sử dụng Công nghệ cao (C50) – Bộ Công an và các liên quan trong hoạt động chống gian lận thương mại trên môi trường trực tuyến.
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT
Nguồn lực Các yếu tốnày bao gồm: nguồn nhân lực; nguồn lực tài chính; nguồn lực vật chất của
của cơ quan cơ quan QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT nói riêng và TMĐT nói chung
QLNN - Nguồn nhân lực đó là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý về TMĐT bao gồm: trình độ chuyên môn, năng lực và kĩ năng quản lý, kinh nghiệm thực tế…
- Nguồn lực tài chính đó là số ngân quỹ cung cấp hàng năm cho hoạt động quản lý - Nguồn lực vật chất đó là cơ sở hạ tầng phục vụ công tác điều hành và quản lý, các trang thiết bị kĩ thuật như: hệ thống máy vi tính, trang thiết bị mạng…
Mức độ ứng Mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan QLNN về TMĐT được thểhiện qua: mức
dụng CNTT độcung cấp thông tin và dịch vụcông trực tuyến; mức độ ứng dụng CNTT phục vụ
của các cơ công tác quản lý điều hành. Mức độ ứng dụng CNTT càng cao thì càng tạo ra những
quan QLNN điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các chức năng QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT.
Hội nhập Việc ký kết các hiệp định thương mại trong khu vực và thế giới sẽ có những ràng buộc
quốc tế quốc tế buộc Việt Nam phải tuân thủ khi tham gia các tổ chức này. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các cơ quan QLNN trong quá trình phát triển DN bán lẻ ứng dụng TMĐT phải tuân thủ.
Khoa học CMCN 4.0 đã đẩy mạnh sự phát triển của KHCN làm xuất hiện những hình thức kinh
và công doanh TMĐT mới buộc cơ quan QLNN phải có những thay đổi về mặt chính sách
nghệ phát triển DN bán lẻ ứng dụng TMĐT để có thể quản lý một cách hiệu quả.
Bảng 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT
Đối với DN: bảo hộ cạnh tranh và bảo đảm môi trường kinh doanh hiện đại
QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT phải bảo đảm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN bán lẻ ứng dụng TMĐT trong nước, tạo cho DN bán lẻ ứng dụng TMĐT có một môi trường phát triển bền vững, hiện đại theo các cam kết quốc tế và cùng với xu hướng phát triển chung của thể giới. Từ đó cũng góp phần tạo động lực nâng cao sự cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.
Đối với người tiêu dùng: bảo vệ người tiêu dùng
QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT phải bảo vệ quyền lợi cho NTD trong khi thực hiện giao dịch với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT. Chỉ khi NTD được bảo vệ, họ càng tin tưởng với hình thức mua hàng trực tuyến. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy DN bán lẻ ứng dụng TMĐT phát triển. Các quy định pháp luật về bảo vệ NTD trong giao dịch với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT thời gian qua dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau: 1) Giao dịch TMĐT phải tuân thủ các quy định pháp luật chung về bảo vệ NTD. 2) Những tranh chấp về chất lượng hàng hóa, quảng cáo không đúng sự thật, thông tin sai lệch... sẽ được xử lý như trong các giao dịch truyền thống. Với tinh thần trên, QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT cần đáp ứng được yêu cầu: 1) cung cấp thông tin chính xác về hàng hóa, dịch vụ cho NTD; 2) bảo đảm an toàn thông tin cho NTD; 3) bảo vệ quyền lợi NTD về chất lượng hàng hóa 4) bảo vệ NTD trong thanh toán điện tử 5) bảo vệ NTD trong giải quyết tranh chấp.
Đối với xã hội: Bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội và các lợi ích khác
QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT phải đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội không bị xâm hại. Thứnhất, đó là đảm bảo không bị thất thoát nguồn thu ngân
sách cụ thể hơn chính là các khoản thuế mà DN bán lẻ ứng dụng TMĐT phải nộp. Thứ hai, phải đảm bảo được an toàn an ninh thông tin quốc gia trên không gian mạng. Thứ