2.3.2.1. Hạ tầng CNTT&TT
Hạ tầng CNTT&TT là một trong những hạ tầng quan trọng nhất, luôn là hướng ưu tiên của Chính phủ trong chiến lược phát triển KT-XH bởi những ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống đóng góp quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, đây cũng là hạ tầng đóng vai trò là môi trường trực tiếp thực hiện những giao dịch điện tử trong DN bán lẻ ứng dụng TMĐT. Trong thời gian qua, hạ tầng CNTT&TT được Nhà nước rất chú trọng và quan tâm.
Ngày 21/01/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020 với mục tiêu chung là xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ dịch vụ rộng trên phạm vi toàn quốc, đồng thời cung cấp các dịch vụ viễn thông băng rộng đa dạng chất lượng tốt, giá cước hợp lý theo cơ chế thị trường. Nguyên tắc triển khai với 3 tiêu chí: Áp dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển chung trên thế giới, đảm bảo hiệu quả đầu tư mạng lưới, đáp ứng nhu cầu thị trường, lợi ích của xã hội và mức độ hoàn thiện của công nghệ phù hợp với điều kiện của Việt Nam; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên viễn thông, tài nguyên phổ tần số, tên miền, địa chỉ Internet, tài nguyên quỹ đạo vệ tinh phục vụ cho triển khai hạ tầng viễn thông băng rộng hiện đại và cung cấp đa dạng các dịch vụ trên nền băng rộng với chất lượng cao, chi phí hợp lý; triển khai đồng bộ công nghệ và mạng lưới giữa hạ tầng mạng viễn thông băng rộng và các mạng viễn thông hiện hữu, tốc độ tải dữ liệu tối thiểu bằng 15 – 50% tốc độ tải dữ liệu chiều xuống.
Một số định hướng chiến lược phát triển hạ tầng CNTT trong bối cảnh CMCN 4.0 cũng được đề cập trong Chương trình. Cụ thể như sau: Thứ nhất, Việt Nam cần phải đảm bảo một hệ thống cơ sở hạ tầng băng thông rộng, giá rẻ và mọi người dân đều phải có thiết bị truy cập mạng; Thứ hai, Việt Nam cần có một hệ thống trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây để triển khai nhanh và toàn diện mô hình thuê dịch vụ CNTT; Thứ ba, Việt Nam cần đi tắt đón đầu để đón nhận xu hướng internet Vạn vật; Thứ tư, phải có chính sách phát triển đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học về CNTT nói chung và lĩnh vực an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng nói riêng; Thứ năm, CP và các tổ chức cần
tổ chức các sự kiện sáng tạo về CNTT như cuộc thi khởi nghiệp công nghệ, hay tổ chức diễn đàn CNTT để thăm dò ý kiến, kiến thức và giải pháp của các bạn trẻ, đồng thời cũng trao giải thưởng cho các nhóm có ý tưởng xuất sắc và có khả năng thực hiện được để từ đó tiếp tục có những giải pháp thương mại hóa; Thứ sáu, sử dụng đồng bộ giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật thuận lợi cho phát triển CNTT phục vụ phát triển KT-XH; Thứ bảy, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế về CNNT, tiếp thu những thành tựu KHCN tiên tiến của thế giới, tiến tới làm chủ công nghệ và phát triển các sản phẩm CNNT góp phần xây dựng không gian mạng lành mạnh.
Nguồn: Cục viễn thông – Bộ TT&TT
Hình 2.7. Thực trạng kết nối internet ở Việt Nam
Thực hiện các mục tiêu trong chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng của Chính phủ, tính đến hết năm 2018, tổng số băng thông internet trong nước là 2,76 Tbps, tổng số băng thông internet quốc tế là 7,8 Tbps và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam. Nhưng xét về tổng băng thông quốc tế, hiện nay dung lượng sử dụng dữ liệu data trên mạng internet của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Trong khoảng 66 triệu thuê bao băng rộng của Việt Nam, có 13 triệu thuê bao băng rộng cố định và 53 thuê bao băng rộng di động (3G và 4G). Viễn thông băng rộng tại Việt Nam từ năm 2015 đến nay tăng trưởng đều, không có sự đột biến và theo đánh giá của các chuyên gia thì mạng viễn thông băng rộng tại Việt Nam hiện tương đối đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ cho người dân với độ phủ sóng tới 95% dân số.
Thống kê tháng 4 năm 2019 của SpeedTest, trang chuyên về thống kê tốc độ Internet ở các quốc gia trên thế giới (Hình 2.8) thì Việt Nam xếp hạng thứ 72 về tốc độ Internet ở hình thức băng thông rộng cố định (Fixed Boardband), và xếp thứ 68 thế giới về hình thức kết nối Internet bằng điện thoại đi động (Mobile). Mặc dù tốc độ Internet tại Việt Nam trên cả 2 hình thức có tăng so với năm 2018 nhưng tốc độ Internet của Việt Nam đã tụt hạng, tụt từ vị trí 59 xuống 63 với hình thức băng thông rộng cố định, và cũng tụt từ vị trí 62 xuống 68 ở hình thức điện thoại di động. Không những thế tốc độ download của mạng internet tại Việt Nam thấp hơn so với tốc độ download trung bình của thế giới đặc biệt là tốc độ download ở kết nối băng thông cố định tại Việt Nam chỉ bằng 47% tốc độ trung bình của thế giới.
Nguồn: SpeedTest
Hình 2.8. Tốc độ internet của Việt Nam so với thế giới
Ngày 4 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 16/CT- TTg về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0. Chỉ thị nêu rõ, cuộc CMCN 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa – vật lý – sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các thành tựu công nghệ trong ngành Công Thương, ngày 10 tháng 11 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Quyết định số 4246/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch hành động ngành Công Thương triển khai Chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Các mục tiêu và nội dung thực hiện tại Kết
hoạch có tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế, mà trong đó kinh tế số là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong xu hướng của cuộc CMCN 4.0. Thương mại dần được toàn cầu hóa, công nghệ cao và các mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển kéo theo thị trường TMĐT ngày càng được mở rộng, mô hình TMĐT ngày càng được đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và CNTT trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như TMĐT nói riêng. Mục tiêu của kế hoạch bao gồm: hình thành cách tiếp cận nhất quán đối với CMCN 4.0; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; nâng cao năng lực tiếp cận và năng lực cạnh tranh của DN.
CMCN 4.0 với xu hướng mạng lưới vạn vật kết nối internet đòi hỏi một công nghệ truyền thông di động mới để có thể đáp ứng được những yêu cầu về tốc độ kết nối, số lượng thiết bị kết nối đồng thời, mức độ ổn định đường truyền... mạng 5G đã ra đời và đang dần được triển khai trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Bộ TT&TT đã chủ trương triển khai thử nghiệm công nghệ 5G trong năm 2019 và tiến tới thương mại năm 2020. Tính tới thời điểm cuối năm 2019, Bộ đã cấp phép triển khai thử nghiệm mạng 5G cho 3 DN viễn thông Viettel, MobiFone và VNPT. Đáng chú ý là Viettel, sau 4 tháng được cấp phép thử nghiệm, ngày 10/5, Tập đoàn Viettel thực hiện kết nối lần đầu tiên triên mạng di động 5G tại Việt Nam, đánh dấu Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm thành công mạng 5G.
An toàn an ninh thông tin cho hạ tầng CNTT&TT tại Việt Nam còn nhiều hạn chế khi nhiều website, hệ thống mạng chưa được xây dựng theo một tiêu chuẩn thống nhất, thiếu sự kiểm định về an ninh thông tin, an ninh mạng; các phần mềm và thiết bị phần cứng tồn tại lỗ hổng bảo mật nhưng chưa được khắc phục kịp thời. Đáng quan tâm, nghiên cứu của Viện nghiên cứu QLKT trung ương (CIEM) cho thấy, sự phát triển nhanh chóng của internet chưa kết hợp với các giải pháp an toàn thông tin tương ứng. Các sự cố lớn gần đây với mạng internet như sự cố phân giải tên miền, lan truyền mã độc, xâm nhập hệ thống, từ chối dịch vụ, tấn công website là minh chứng cho điều này và đang trở thành vấn đề lớn cho an toàn thông tin. Theo thống kê của hãng bảo mật Kaspersky, năm 2017 có 35,01% nguời dùng internet Việt Nam có khả năng bị tấn công mạng, xếp thứ 6 thế giới. Trung tâm ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết, có tổng cộng
10.000 vụ tấn công mạng nhằm vào internet Việt Nam năm 2017, gây thất thoát 12,3 nghìn tỷ đồng. VNCERT đã điều phối xử lý 1.762 vụ website lừa đảo, 4.959 sự cố về phát tán mã độc, và 3.607 sự cố tấn công thay đổi giao diện. Năm 2018 Quốc hội thông qua Luật an ninh mạng là hết sức cấp thiết trong khi CNTT ngày càng phát triển các mối đe dọa an ninh mạng xuất hiện ngày càng nhiều đặc biệt là trong lĩnh vực TMĐT với các ảnh hưởng đến tính riêng tư, chủ quyền dữ liệu, an ninh dữ liệu...
Hiện nay, CMCN 4.0 đã và đang mang đến cho các DN công nghệ những động cơ tăng trưởng mới. Đi kèm với đó là thị trường công nghệ phần mềm thế giới và Việt Nam ngày càng tăng trưởng trở lên hấp dẫn hơn. Việt Nam đang ngày càng có vai trò lớn trong ngành công nghệ phần mềm thế giới khi liên tục cải thiện thứ hạng và lọt Top 30 thế giới về gia công phần mềm. Thực tế cho thấy Việt Nam chủ yếu vẫn ở cấp thấp trong chuỗi giá trị phần mềm toàn cầu, tuy nhiên trong mấy năm gần đây, Việt Nam đã nỗ lực để bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị của ngành công nghệ phần mềm. Năm 2016, Tập đoàn nghiên cứu à tư vấn Gartner đánh giá Việt Nam là 1 trong 6 điểm hàng đầu về chuyển giao Công ngệ toàn cầu.
Nguồn: Nasscom, Vinasa, Bộ thông tin và truyền thông Hình 2.9. Giá trị ngành công nghệ phần mềm thế giới năm 2016
2.3.2.2. Hạ tầng chuyển phát hỗ trợ
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
Trước năm 2016, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số có quy mô nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Toàn quốc mới có 765 km đường bộ cao tốc đã hoàn thành và đi vào khai, hệ thống đường sắt chủ
yếu khổ 1m được xây dựng kể từ thời Pháp thuộc, tới nay đã hơn 100 năm rất lạc hậu và có thị phần vận tải thấp (không quá 2%). Về hàng không, toàn quốc có 21 sân bay đang được khai thác, trong đó có 8 sân bay quốc tế, tuy nhiên phần lớn các sân bay có quy mô còn hạn chế, chưa sân bay nào đạt tiêu chuẩn đầu mối khu vực.
Để tiếp tục phát triển KT – XH, Chính phủ Việt Nam đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông và xác định đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược:
“Xây dựng kết hệ thống kết cấu đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thông và hạ tầng đô thị lớn” Theo kế hoạch, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc, theo đó đến năm 2020 sẽ hoàn thành thi công 654 km/ 1.300 km đường cao tốc Bắc – Nam theo hình thức PPP, nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1435 mm trên trục Bắc – Nam và hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, tiểu vùng Mê Kông mở rộng và đường sắt xuyên Á; hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông quan về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa; nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực; phát triển giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại; tiếp tục đầu tư các tuyến đầu mối đô thị lớn như các tuyến vành đai 2, vành đai 3 Hà Nội và vành đai 2, vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Dịch vụ e-logistic (dịch vụ hoàn tất đơn hàng)
Tới nay, hoạt động chuyển phát được điều chỉnh bởi Luật bưu chính năm 2010. Theo luật này, DN cung ứng dịch vụ thư có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kg (kilogam) phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính cấp. DN cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kg, thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kg, dịch vụ gói, kiện hay làm đại lý cho DN cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về hoạt động bưu chính. Dịch vụ bưu chính chuyển phát gắn chặt với dịch vụ giao hàng chặng cuối trong TMĐT. Ở phạm vi sâu rộng hơn, hoạt động sản xuất thương mại có quan hệ mật thiết với dịch vụ logistics.
Hoạt động này được điều chỉnh bởi Luật Thương mại năm 2005 và một loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, bao gồm Nghị định số 163/2017/NĐ-CP. Theo phân loại tại Điều 3 của Nghị định này, dịch vụ chuyển phát thuộc 17 loại hình dịch vụ logistics.
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý dịch vụ logistics. Năm 2018 Bộ này đã triển khai nhiều hoạt động tạo thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ logistic, bao gồm biên soạn và xuất bản “Báo cáo logistics Việt Nam 2018”. Báo cáo này có một chương riêng với chủ đề logistics và TMĐT. Báo cáo gợi ý một số hoạt động Chính phủ và các Bộ, ngành cần triển khai để nâng cao năng lực dịch vụ logistics cho TMĐT, trong đó nhấn mạnh tới việc hoàn thiện khung pháp lý về TMĐT và logistics cho TMĐT. Gợi ý này phù hợp với Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1563/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Kế hoạch này, tới năm 2020 cần xây dựng mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận và hoàn tất đơn hàng cho TMĐT bao phủ tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước; từng bước mở rộng ra khu vực nhằm đẩy mạnh hoạt động TMĐT xuyên biên giới.
Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam
Hình 2.10. Các hình thức vận chuyển, giao nhận được sử dụng
Tại Việt Nam, song hành với sự phát triển của TMĐT là sự phát triển nhanh của lĩnh vực chuyển phát (dịch vụ hoàn tất đơn hàng). Theo thống kê từ Bộ TT&TT, Bộ đã cấp giấy phép hoạt động bưu chính, chuyển phát cho 313 DN; cấp xác nhận thông báo làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho 42 DN. Khảo sát gián tiếp qua một số DN chuyển phát