2.1.1. Giai đoạn TMĐT hình thành và được pháp luật chấp nhận chính thức (giai đoạn trước năm 2005)
Đây được coi là giai đoạn tiền đề cho việc ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Trong giai đoạn này, môi trường cho sự phát triển TMĐT tại Việt Nam mới bắt đầu được hình thành, một số doanh nghiệp bán lẻ đã bắt đầu nhận thức được vai trò to lớn của việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và bắt đầu ứng dụng TMĐT ở các cấp độ khác nhau. Năm 2005, là năm cuối cùng của giai đoạn TMĐT hình thành và bước pháp luật chính thức thừa nhận tại Việt Nam. Các DN bán lẻ đã chủ động hơn trong việc ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc. Một số doanh nghiệp bán lẻ đã đầu tư vào công nghệ tiên tiến và mạnh dạn đưa ra những phương thức kinh doanh TMĐT mới, nhiều mô hình TMĐT đã được các doanh nghiệp bán lẻ triển khai thành công.
2.1.2. Giai đoạn TMĐT phổ cập tại Việt Nam (từ 2006 đến 2015)
Từ năm 2006 TMĐT được ứng dụng rộng rãi, người tiêu dùng đã bắt đầu hình thành thói quen mua sắm trên mạng Internet, TMĐT đã bước đầu được toàn xã hội và doanh nghiệp thừa nhận như là một ngành kinh doanh mới đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Kết thúc kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011-2015, TMĐT Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực và bắt đầu đi vào chiều sâu. Theo khảo sát của cục TMĐT&CNTT giai đoạn này, tình hình ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp bán lẻ không chỉ còn tập trung tại các thành phố lớn mà đã mở rộng trên phạm vi cả nước. Nhiều mô hình kinh doanh mới, đa dạng đã hình thành và được doanh nghiệp vận hành, triển khai. Việc tham gia hoạt động TMĐT trên mạng xã hội của đại bộ phận doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng cùng với việc ứng dụng các giải pháp TMĐT trên nền tảng công nghệ di động cho thấy doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam đã nhanh nhạy bắt kịp các xu hướng mới về TMĐT của thế giới để phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh. Không những thế, ứng dụng TMĐT trong cộng đồng đã trở thành một trào lưu rộng khắp. Năm 2015, giá trị mua hàng trực tuyến của một người ước tính đạt khoảng 160 USD và doanh số TMĐT B2C đạt 4,07 tỷ USD [17].
2.1.3. Giai đoạn phát triển nhanh của TMĐT tại Việt Nam (từ 2016 đến nay)
Tiếp nối thành công của Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 – 2015, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020. Quyết định này nêu rõ “TMĐT là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại và của xã hội thông tin; là phương thức giúp DN Việt Nam đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất nhập khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tê; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[49]. Trong đó, các mục tiêu đối với sự phát triển DN bán lẻ ứng dụng TMĐT như sau:
Hạ tầng cho TMĐT Quy mô thị trường TMĐT Ứng dụng TMĐT trong DN
Hạ tầng, nguồn nhân lực TMĐT 30% dân số tham gia mua sắm 50% DN có trang thông tin điện tử, cập được đào tạo phải đáp ứng nhu trực tuyến với giá trị mua nhật thường xuyên thông tin giới thiệu cầu của DN và tổ chức; hoàn hàng trực tuyến đạt trung bình và bán sản phẩm của DN; 80% DN thực thiện hạ tầng pháp lý cho TMĐT; 350 USD/người/năm; doanh hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng xây dựng và phát triển hệ thống số TMĐT B2C tăng 20%, đạt thông qua các ứng dụng TMĐT; 50% thanh toán điện tử quốc gia, các 10 tỷ USD, chiếm 5% so với các nhân, hộ gia đình sử dụng phương tiện ích tích hợp thanh toán điện tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiện thanh toán không dùng tiền mặt tử; xây dựng mạng lưới dịch vụ doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong mua sắm tiêu dùng. Từ đó sẽ đạt vận chuyển, giao nhận và hoàn cả nước. mục tiêu hình thành một số DN kinh tất đơn hàng; phát triển hạ tầng doanh dịch vụ TMĐT lớn có uy tín an toàn, an ninh cho TMĐT trong khu vực Đông Nam Á
Bảng 2.1. Mục tiêu phát triển TMĐT đến năm 2020
Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020 được Chính phủ phê duyệt đề ra những mục tiêu phát triển phù hợp nhất là trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới Việt Nam. Đây chính là động lực phát triển cho DN bán lẻ ứng dụng TMĐT.