1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung quốc là một đất nước có nền kinh tế kỹ thuật số rất phát triển và tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ qua. Khoảng 10 năm trước, quốc gia này chiếm chưa đến 1% thị trường TMĐT toàn cầu, ngày nay con số này đã lên tới 42%. Theo số liệu của viện nghiên cứu Ali, khối lượng giao dịch bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc là 5.155,6 tỷ nhân dân tệ trong năm 2016, tốc độ tăng trưởng hơn 32,2% so với năm 2015
[63]. Các chuyên gia cho rằng sự thống trị của Trung Quốc là sự bùng nổ của thanh toán di động. Từ năm 2013 đến năm 2016, số người dùng internet di động ở Trung Quốc đã tăng từ 25% lên đến 68%, tiêu dùng sử dụng thanh toán di động ở Trung Quốc đạt 790 tỷ USD trong năm 2016 với 262 triệu người sử dụng internet di động.[68]
Chính phủ Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, về mặt tạo môi trường cho các DN bán lẻ ứng dụng TMĐT phát triển mạnh qua đó một hệ thống chính sách quy định về TMĐT trong ngành bán lẻ đã dần dần được thành lập. Trọng tâm chính sách của TMĐT trong nước tại Trung Quốc như sau:
-Hạn chế các rào cản để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng TMĐT: Các nhà chức trách
đang hỗ trợ thiết lập các trạm hậu cần và nền tảng hậu cần thông minh, thúc đẩy xây dựng các nền tảng hậu cần xuyên quốc gia và xuyên ngành, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng của các trạm phân phối nhanh và khuyến khích các hệ thống quản lý cộng đồng, trạm dịch vụ thông tin làng xã, cũng như các cửa hàng dịch vụ chuyển phát nhanh. Chính phủ tập trung vào phát triển TMĐT trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là bằng cách thiết lập hậu cần chuỗi nông nghiệp và thực hiện các dự án thí điểm trình diễn TMĐT ở khu vực nông thôn.
- Tăng cường hỗ trợ tài chính cho TMĐT: Chính sách của Chính phủbao gồm
kinh doanh bằng thuế giá trị gia tăng và cơ chế tài chính đa kênh đễ hỗ trợ các doanh nghiệp TMĐT. Chính phủ cũng tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp TMĐT khởi nghiệp qua các quỹ đầu tư.
- Tăng cường uy tín và thúc đẩy hệ thống tín dụng: tích cực tăng cường xây dựnghệ thống tín dụng TMĐT. Một đề xuất thành lập một hệ thống quản lý thông tin tín dụng
TMĐT thống nhất và tiêu chuẩn đã được chính phủ đưa ra, bao gồm tất cả các thông tin tín dụng của các bên liên quan. Chính phủ cũng dành cho việc cung cấp thông tin tín dụng của pháp nhân, thương hiệu và chất lượng sản phẩm của các công ty TMĐT cho công chúng. Đồng thời, các cơ quan chính phủ có liên quan cùng hỗ trợ một cơ chế xử phạt bằng cách chuyển tiếp các đánh giá tín dụng thương mại. Dựa trên đánh giá tín dụng của người bán, chính phủ có thể giám sát các công ty có xếp hạng tín dụng kém, giúp ngăn chặn hàng hóa TMĐT giả.
- Phòng ngừa rủi ro bằng cách xây dựng bảo mật TMĐT: Chính phủyêu cầu các doanh nghiệp TMĐT phải tuân thủ các quy định bảo vệ an ninh thông tin và các tiêu chuẩn kỹ thuật và xây dựng một hệ thống quản lý bảo mật giao dịch TMĐT để làm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng đối tác trong giao dịch TMĐT.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, Chính phủ sửa đổi luật hiện hành dựa trên phản hồi của công chúng: sửa
đổi Luật Quảng cáo, Luật Bảo vệ Quyền lợi của NTD và các luật khác dựa trên các yêu cầu của TMĐT. Đồng thời, chính phủ đã làm rõ các quyền hợp pháp của hóa đơn điện tử, thanh tra điện tử… Vào tháng 12 năm 2013, công việc soạn thảo Luật TMĐT của Trung Quốc đã được đưa ra, và được đưa vào kế hoạch lập pháp của Quốc hội Nhân dân lần thứ 12 trong 5 năm tới. Dư luật đã thu thập ý kiến và đề xuất công khai từ ngày 27 tháng 12 năm 2016 đến ngày 26 tháng 1 năm 2017. Ngoài ra, Cục QLNN về Công thương, Bộ Công nghiệp và CNTT, Bộ Thương mại và các bộ khác có liên quan, ban hành các quy tắc và quy định liên quan đến quản lý hậu cần, chất lượng sản phẩm, giao dịch mạng và khiếu nại của NTD. Chính phủ cũng đề xuất nghiên cứu các tiêu chuẩn sản phẩm cơ bản trong TMĐT và tham gia thiết lập các tiêu chuẩn TMĐT quốc tế. [76]
1.4.2. Kinh nghiệm của Indonesia
Indonesia đang là quốc gia dẫn đầu thị trường TMĐT Đông Nam Á, với quy mô TMĐT B2C là 7,1 tỉ USD trong năm 2017 [18]. Sự bùng nổ điện thoại thông minh chính là một trong những lý do khiến TMĐT ở Indonesia phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình tiến hóa kỹ thuật số, hầu hết người Indonesia đều bỏ qua giai đoạn từ máy tính để bàn sang máy tính xách tay và máy tính bảng, mà chuyển thẳng sang sử dụng điện thoại thông minh. Bên cạnh cạnh đó, smartphone cũng có giá cả phải chăng hơn, phù hợp với khả năng tiếp cận của đại đa số dân chúng. Theo báo cáo của viện nghiên cứu toàn cầu Mckinsey, năm 2017 gần 75% người mua sắm trực tuyến tại Indonesia là qua các thiết bị di động - cao hơn nhiều so với nước láng giềng Malaysia (62%) và Mỹ (39%) [69]. Lĩnh vực TMĐT của Indonesia trở nên sôi động không chỉ do lượng tiêu dùng khổng lồ mà còn do sự gia tăng không ngừng của của các DN bán lẻ vừa và nhỏ dẫn đến sự tăng trưởng nhảy vọt của trào lưu khởi nghiệp trong nước.
Để đạt được những kết quả trên, Chính phủ Indonesia đã đưa ra một lộ trình chính sách nhằm hỗ trợ và khuyến khích tăng trưởng thị trường TMĐT trong nước. Mục tiêu chính của lộ trình là thúc đẩy tăng trưởng ngành TMĐT, với mục tiêu dài hạn là kích thích nền kinh tế kỹ thuật số nói chung. Thúc đẩy cho nền kinh tế kỹ thuật số với những cải cách đang diễn ra trong lĩnh vực TMĐT sẽ bật lên một động cơ tăng trưởng mới cho Indonesia. Lộ trình sẽ không chỉ điều chỉnh công nghệ mà còn giải quyết các vấn đề như: tài trợ, thuế, bảo vệ người tiêu dùng, phát triển nguồn nhân lực, hậu cần, cơ sở hạ tầng, bảo vệ và giám sát.
Tài trợ: Các chương trình tín dụng vi mô để cung cấp hỗ trợ cho các nhà phát triển ứng dụng và vườn ươm DN; Cố vấn khởi nghiệp cho các DN vừa và nhỏ.
Thuế: Thuế suất sẽ được hạ xuống cho các DN đầu tư khởi nghiệp địa phương. Bảo vệ người tiêu dùng: Chính phủ sẽ điều chỉnh các giao dịch điện tử và phát triển một cổng thanh toán quốc gia
Giáo dục và nguồn nhân lực: Chính phủ sẽ bắt đầu chiến dịch nâng cao nhận thức TMĐT quốc gia cùng với chương trình ươm tạo quốc gia và chương trình giáo dục TMĐT cho tất cả các bên liên quan.
Hậu cần: Các DN bán lẻ sẽ được phép tận dụng hệ thống hậu cần quốc gia. Các doanh nghiệp chuyển phát nhanh địa phương và quốc gia sẽ được tăng cường với việc phát triển các tuyến hậu cần từ khu vực nông thôn đến các thành phố phát triển.
Truyền thông: Tăng cường cơ sở hạ tầng truyền thông thông qua phát triển băng rộng quốc gia
An ninh mạng: Chính phủ sẽ thiết lập một hệ thống giám sát TMĐT và giám sát quốc gia, giáo dục về các mối đe dọa trên mạng và chuẩn hóa việc thu thập dữ liệu.
Quản lý: Hình thành một cấu trúc quản lý vận hành để quản lý, giám sát và đánh giá việc thực hiện lộ trình TMĐT.
1.4.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế trong QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT
(1) Cần có một lộ trình phát triển ứng dụng TMĐT; (2) Phát triển hệ thống mạng băng thông rộng; (3) Phát triển ứng dụng TMĐT trên thiết bị di động; (4) Phát triển dịch vụ hậu cần trong TMĐT; (5) Phát triển ứng dụng TMĐT cho các DN ở khu vực nông thôn; (6) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ứng dụng TMĐT; (7) Hỗ trợ khởi nghiệp cho các DN ứng dụng TMĐT; (8) Tăng cường bảo đảm an toàn an ninh mạng
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Bài học 1: Việt Nam cần có một lộ trình phát triển ứng dụng TMĐT. Lộ trình được thiết kế để trở thành một hướng dẫn cho chính quyền trung ương và khu vực để thiết lập chính sách và kế hoạch hành động để tăng tốc phát triển ứng dụng TMĐT.
Bài học 2: Nâng cao nhận thức cho các DN và người tiêu dùng trong mua sắm qua ứng dụng TMĐT trên thiết bị di động. Đây chính là xu hướng của thế giới, là một trongnhững yếu tố quan trọng để phát triển DN bán lẻ ứng dụng TMĐT
Bài học 3: Hoàn thiện môi trường phát triển DN bán lẻ ứng dụng TMĐT, Việt Nam cần chú trọng phát triển hệ thống mạng băng thông rộng, tăng cường đảm bảo an toàn an ninh mạng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và đặc biệt là phát triển dịch vụ hậu cần đặc biệt là các tuyến hậu cần từ nông thôn tới các thành phố phát triển.
Bài học 4: Phát triển ứng dụng TMĐT cho các DN bán lẻ ở khu vực nông thôn. Đây là khu vực mà các DN bán lẻ ứng dụng TMĐT có tiềm năng phát triển rất lớn bởi
phần lớn dân số Việt Nam tập trung ở khu vực này. Và ngoài ra cũng cần có những
chínhsách hỗ trợ khởi nghiệp cho các DN.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn đề cập đến bốn nội dung chính, các nội dung đó bao gồm:
Thứ nhất, tổng quan về TMĐT. Nội dung phần này đề cập đến các khái niệm cơ bản về TMĐT, các đặc điểm của TMĐT, các mô hình và vai trò của TMĐT. Qua nghiên cứu tổng quan về TMĐT, có thể thấy TMĐT có vai trò hết sức quan trọng không chỉ với doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ mà còn cả toàn xã hội.
Thứ hai, các lý luận cơ bản vềDN bán lẻ ứng dụng TMĐT. Nội dung phần này đã đề cập đến khái niệm, đặc trưng, hình thức kinh doanh của DN bán lẻ ứng dụng TMĐT. Ngày càng có nhiều DN bán lẻ ứng dụng TMĐT bởi những ưu điểm so với DN bán lẻ truyền thống.
Thứ ba, những vấn đề cơ bản về QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT. Nội dung phần này đã đề cập đến khái niệm, chức năng, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá về QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố (hạ tầng) trong hoạt động thương mại của DN mà cơ quan QLNN có thể tác động điều chỉnh bao gồm 1) hạ tầng CNTT&TT; 2) hạ tầng chuyển phát hỗ trợ 3) hạ tầng thanh toán điện tử; 4) hạ tầng nhân lực; 5) hạ tầng dịch vụ công trực tuyến; 6) hạ tầng thanh tra kiểm tra. Các lý luận cơ bản này đã tạo nên khung lý thuyết nghiên cứu xuyên suốt trong đề tài luận văn.
Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với các DN bán lẻ ứng dụng TMĐT của các quốc gia có nền TMĐT phát triển trong khu vực và trên thế giới, luận văn đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm: (1) Xây dựng lộ trình phát triển ứng dụng TMĐT; (2) Nâng cao nhận thức cho các DN và NTD trong mua sắm qua ứng dụng TMĐT trên thiết bị di động; (3) Hoàn thiện môi trường phát triển DN bán lẻ ứng dụng TMĐT; (4) Phát triển ứng dụng TMĐT cho các DN bán lẻ ở khu vực nông thôn;
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ỨNG DỤNG TMĐT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY