DN bán lẻ ứng dụng TMĐT tại Việt Nam
3.4.1. Đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử
Hiện nay, CNTT được coi là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc; góp phần không nhỏ vào công tác QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT đặc biệt là trong việc xây dựng một Chính phủ điện tử cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho DN bán lẻ ứng dụng TMĐT như: hải quan điện tử; khai báo thuế điện tử; xuất nhập khẩu tự động; đăng ký, thông báo DN TMĐT. Nhờ ứng dụng CNTT trong cơ quan QLNN, mọi thủ tục hành chính sẽ được giải quyết nhanh chóng, việc đăng ký thông báo DN TMĐT sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết, tỷ lệ DN thực hiện kê khai thuế điện sẽ tăng lên và thời gian nộp thuế của DN giảm xuống đáng kể; thủ tục hải quan điện
tử cũng hoàn toàn tự động qua đó giảm thời gian thông quan hàng hóa, tiết kiệm chi phí thông quan cho DN. Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan QLNN còn góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, như tạo thuận lợi cho cho NTD báo cáo các vi phạm, giải quyết các tranh chấp... qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT.
Cần phát triển một mạng lưới kết nối chuyên dùng giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức Chính trị, tận dụng tối đa mạng lưới hạ tầng viễn thông, kết nối các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan Nhà nước khác tới cấp xã, phường trên toàn quốc nhưng phải đảm bảo an ninh thông tin. Kết nối những các hệ thống thông tin điện tử của các cơ quan Đảng từ trung ương cho đến địa phương để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các lãnh đạo cấp cao của Đảng.
Cần nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia, đẩy mạnh triển khai các dịch vụ công thiết yếu trên Cổng dịch vụ quốc gia. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đảm bảo ứng dụng CNTT trong toàn bộ hệ thống chính trị như là máy tính, mạng Internet, giải pháp an toàn bảo mật thông tin... đưa ra một tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để các cơ quan thuộc hệ thống chính trị thực hiện nhằm phát triển đồng bộ và đảm bảo tính kết nối giữa các cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử trong hệ thống, qua đó tạo điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và DN qua mạng, đảm bảo tính liên thông giữa các thủ tục.
3.4.2. Đảm bảo an toàn thông tin cho hạ tầng CNTT quốc gia
Hoàn thiện cơ chế chính sách về an toàn thông tin quốc gia: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Công An, Bộ Công Thương rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, những cơ chế chính sách của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo an toàn thông tin, đáp ứng được yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các DN. Tổ chức nghiên cứu bổ sung vào Luật Hình sự và Dân sự các điều khoản về các loại tội phạm trên mạng. Tăng khung hình phạt đối với những hành vi
vi phạm về an toàn thông tin. Nâng cao nhận thức: đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về an ninh thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức nhiều hội nghị hội thảo về an toàn thông tin cho cơ quan nhà nước, DN và người dân. Tăng cường hoạt động đảm bảo an toàn thông tin: Tiếp tục hoàn hiện bộ máy QLNN về an toàn
thông tin từ Trung ương đến địa phương trong đó chú trọng nâng cao năng lực các cơ quan quản lý chuyên trách về an toàn thông tin. Tăng cường các hoạt động dự báo, kiểm soát, phát hiện tấn công, cảnh báo sớm, ngăn chặn kịp thời và khắc phục sự cố khi có các cuộc tấn công. Đặc biệt phải tổ chức chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn thông tin của Chính phủ, Đảng, các tổ chức chính trị xã hội đó là hệ thống trọng yếu của quốc gia. Tăng cường học hỏi, hợp tác các nước đi trước về an toàn thông tin: hợp tác phòng chống tấn công mạng qua việc chia sẻ thông tin kinh nghiệm giữa các quốc gia trên thế giới. Thúc đẩy hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực an toàn thông tin, phối hợp trao đổi, đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý an toàn thông tin. Ngoài ra cũng cần đẩy mạnh tăng cường hợp tác giữa các tổ chức trong nước trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, thiết lập mạng lưới theo dõi và cảnh báo sơm, điều phối ngăn chặn các tấn công và phối hợp giữa các đơn vị tư vấn, chuyên gia về an toàn thông tin để sẵn sáng ứng phó với những sự cố bất thường.
3.4.3. Nâng cao năng lực QLNN về TMĐT ở cấp Trung ương và địa phương
Ở cấp Trung ương, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý thuộc các Cục CNTT của các Bộ như: Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông... để đội ngũ này ngày càng đáp ứng các yêu cầu cao hơn trong công tác QLNN về TMĐT. Ở cấp địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường QLNN về TMĐT; chủ động tạo môi trường thuận lợi cho các DN tại địa phương ứng dụng TMĐT; chủ động tạo môi trường thuận lợi cho các DN tại địa phương ứng dụng TMĐT; tăng cường hỗ trợ DN ứng dụng TMĐT vào hoạt động quảng bá, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, tham gia giao dịch trực tuyến, đổi mới phương thức kinh doanh, cải tiến quy trình quản lý.
Xây dựng lực lượng cán bộ có chuyên môn đáp ứng được công tác QLNN về TMĐT ở Trung ương và địa phương. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và có kế hoạch đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách TMĐT, liên kết hợp tác trong các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan QLNN về TMĐT. Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ thuộc các ngành công an, tòa án, kiểm sát để xử lý đúng pháp luật các hành vi vi phạm trong TMĐT.
Đảm bảo tính đồng bộ và liên thông thông tin giữa các Bộ, ngành trong các hoạt động QLNN liên quan đến DN bán lẻ ứng dụng TMĐT, tiến tới hình thành các cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung cho các lĩnh vực hải quan, thuế, quản lý doanh nghiệp, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tài chính tín dụng, thống kê. Chia sẻ thông tin về tài nguyên internet giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Công thương nhằm tăng cường công tác QLNN đối với các website/ứng dụng TMĐT.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Hoàn thiện QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của DN bán lẻ ứng dụng TMĐT. Trên cơ sở các kết quả phân tích thực trạng QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT, quan điểm hoàn thiện QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT, luận văn đã tập trung đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện nội dung QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT, các giải pháp bao gồm:
Thứ nhất, luận văn kiến nghị cơ quan QLNN cần hoàn thiện môi trường phát triển DN bán lẻ ứng dụng TMĐT bao gồm: Hạ tầng CNTT&TT; hạ tầng chuyển phát hỗ trợ; hạ tầng thanh toán điện tử; hạ tầng nhân lực, hạ tầng pháp lý, hạ tầng dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng thanh tra kiểm tra.
Thứ hai,cơ quan QLNN cần phải tăng cường niềm tin cho NTD đối với phương thức mua hàng trực tuyến bằng các chính sách tuyên truyền và bảo vệ NTD.
Thứ ba, cơ quan QLNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động thu thuế, trách thất thoát ngân sách nhà nước và đẩy nhanh số hóa về khu vực nông thôn tiến tới thu hẹp khoảng cách số TMĐT B2C giữa các khu vực trong cả nước,
Để thực hiện các giải pháp trên, tác giả đã đề xuất một số điều kiện chủ yếu để thực thi, bao gồm: đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan QLNN, đảm bảo an toàn thông tin cho hạ tầng CNTT quốc gia, nâng cao năng lực QLNN về TMĐT ở cấp Trung ương và địa phương.
KẾT LUẬN
Cùng với CMCN 4.0 đang diễn ra rộng khắp trên thế giới và tác động mạnh mẽ tới Việt Nam, TMĐT đã trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
Nhận thức được những lợi ích to lớn của việc ứng dụng TMĐT, ngày càng nhiều DN bán lẻ đã chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh ứng dụng TMĐT. Thực trạng cho thấy DN bán lẻ ứng dụng TMĐT tại Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh và có tiềm năng phát triển lớn, tuy nhiên còn quá nhiều bất bất cập trọng QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT khiến DN bán lẻ ứng dụng TMĐT tại Việt Nam phát triển thiếu bền vững, chưa đúng với tiềm năng.
Trên cơ sở phân tích nghiên cứu và tổng hợp, nội dung luận văn đã giải quyết được phần nào nhu cầu về mặt lý luận và thực tiễn trong QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT. Trong phạm vi giới hạn, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:
- Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT như: khái niệm, chức năng, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá về QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT
- Luận văn đã tổng kết một số kinh nghiệm QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT của các nước phát triển TMĐT. Qua những kinh nghiệm của các nước trên thế giới, luận văn cũng rút ra được một số bài học hữu ích cho QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT tại Việt Nam.
- Luận văn đã phân tích thực trạng QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua từ góc độ thực tiễn hoạt động và thực tế chính sách, phân tích những bất cập trong QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT.
- Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp kiến nghị chủ yếu để thực hiện các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT, các nhóm giải pháp chủ yếu bao gồm: (1) Bảo hộ cạnh tranh và bảo đảm môi trường kinh doanh hiện đại; (2) Bảo vệ người tiêu dùng; (3) Bảo vệ lợi ích quốc gia và các lợi ích khác
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Công thương (2014) Thông tư số47/2014/TT-BCT vềQuản lý website TMĐT, ban hành ngày 5/12/2014, Hà Nội
2. Bộ Công thương (2015) Thông tư số 59/2015/TT-BCT Quy định hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động, ban hành ngày 31/12/2015, Hà Nội
3. Bộ Công thương (2018) Nghị định số11/VBHN-BCT về TMĐT, ban hành ngày 12/2/2018, Hà Nội
4. Bộ Công thương (2018) Thông tư số 21/2018/TT-BCT Sửa đổi một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website TMĐT và Thông tư số 59/2015/TT- BCT quy định về quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng di động, ban hành ngày 20/8/2018,Hà Nội
5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2015) Thông tư số25/2015/TT-BTTTT quy định về quảnlý và sử dụng tài nguyên Internet, ban hành ngày 9/9/2015, Hà Nội
6. Bộ Thông tin và Tryền thông (2018) Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2018
7. Bộ Thông tin và Tryền thông (2019) Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2019
8. Chính phủ (2012) Nghị định số 101/2012/NĐ-CP vềThanh toán không dùng tiền mặt, ban hành ngày 22/11/2012, Hà Nội
9. Chính phủ (2013) Nghị định số 185/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng, ban hành ngày 15/11/2013, Hà Nội
10.Chính phủ (2013) Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT, ban hành ngày 16/5/2013, Hà Nội
11.Chính phủ (2013) Nghị định số 72/2013/NĐ-CP vềQuản lý, cung cấp, sửdụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, ban hành ngày 15/7/2013, Hà Nội
12.Chính phủ (2015) Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dung, ban hành ngày19/11/2015, Hà Nội
13.Chính phủ (2015) Nghị định số 127/2015/NĐ-CP vềtổchức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, ban hành ngày 14/12/2015, Hà Nội
14.Chính phủ (2017) Nghị định số 163/2017/NĐ-CP Quy định vềkinh doanh dịch vụ logistics, ban hành ngày 30/12/2017, Hà Nội
15.Chính phủ (2018) Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi bổsung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, ban hành ngày 22/5/2018, Hà Nội
16.Chính phủ (2018) Nghị định số 81/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, ban hành ngày 22/5/2018, Hà Nội
17.Cục TMĐT và kinh tế số (2017) Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2017 18.Cục TMĐT và kinh tế số (2018) Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2018 19.Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (2019) Dữ liệu thống kê,
http://vnta.gov.vn/thongke/Trang/dulieuthongke.aspx#
20.Nguyễn Minh Đạt (2018) Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻhiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội
21.Lê Quý Đông (2017) Hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Ngoại Thương
22.Hiệp hội TMĐT Việt Nam (2017) Báo cáo chỉsố TMĐT Việt Nam năm 2017 23.Hiệp hội TMĐT Việt Nam (2018) Báo cáo chỉsố TMĐT Việt Nam năm 2018 24.Hiệp hội TMĐT Việt Nam (2019) Báo cáo chỉsố TMĐT Việt Nam năm 2019 25.Trần Văn Hòe (2006), Giáo trình TMĐT, NXB Thống kê, Hà Nội
26.Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan (2013) Giáo trình TMĐT căn bản, NXB Bách Khoa, Hà Nội
27.Bùi Thị Lan Hương (2016) Ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp bán lẻViệt Nam, bài học từ doanh nghiệp Nhật Bản, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Ngoại Thương
28.Trần Hữu Linh (2019) Báo cáo Hội thảo tập huấn Bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT diễn ra ngày 18/4/2019 tại TP. Hồ Chí Minh,
https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi- tiet/hoi-thao-tap-huan-bao-ve-nguoi-tieu-dung- trong-thuong-mai-%C4%91ien-tu-6862- 1.html (18/4/2019)
29.Lê Thị Thùy Linh(2018) “Quản lý thuế đối với TMĐT tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Tài chính, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi- binh- luan/quan-ly-thue-doi-voi-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai- phap- 137748.html (8/4/2018)
30.Nguyễn Đình Luận (2018) “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giám sát hoạt động TMĐT”, Tạp chí Tài chính,http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi- binh- luan/giai-phap-nang-cao-hieu-qua-quan-ly-giam-sat-hoat-dong-thuong-mai-dien- tu-
145767.html (5/11/2019)
31.Dương Hoàng Minh (2011) “TMĐT sẽ phát triển mạnh từ năm 2011”, Tạp chí PC World, https://www.semvietnam.com/thuong-mai-dien-tu/thuong-mai-dien-tu-se-phat- trien-manh-tu-nam-2011/ (8/8/2011)
32.Ngân hàng Nhà nước (2016) Thông tư số 37/2016/TT-NHNN quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng quốc gia, ban hành ngày 30/12/2016, Hà Nội
33.Ngân hàng Nhà nước (2017) Thông tư số 23/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số