Đánh giá QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ ứng dụng thương mại điện tử (Trang 68 - 74)

2.4.1. Những kết quả đạt được

Hạ tầng cho DN bán lẻ ứng dụng TMĐT thời gian qua được Nhà nước hết sức quan tâm và đạt được những kết quả nhất định trong vai trò bảo hộ cạnh tranh và bảo đảm môi trường kinh doanh hiện đại. Bảng xếp hạng công bố ngày 9 tháng 10 năm 2019 về đánh giá mức độ cạnh tranh của các thị trường kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã tăng 10 bậc so với năm 2018, xếp hạng 67 trên 137 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hạ tầng CNTT&TT: Trong bối cảnh CMCN 4.0, Chính phủ đã có những định hướng hết sức cấp bách để phát triển hạ tầng CNTT&TT. Thực hiện Chương trình phát triển viễn thông băng rộng cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu nhất định có thể kể đến như: Số lượng thuê bao băng rộng tăng nhanh trong giai đoạn 2015-2018, từ 10 triệu lên tới 53 triệu (tăng 5,3 lần); độ phủ sóng 95% dân số; Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên triển khai thành công mạng 5G. Qua đó đảm bảo một môi trường công nghệ ổn định đến mọi người dân trong việc thực hiện các giao dịch điện tử.

Hạ tầng chuyển phát hỗ trợ: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được Nhà nước chú trọng đầu tư, nâng cấp, mở rộng về cả đường thủy, đường bộ, đường sắt, và đường hàng không; dịch vụ hoàn tất đơn hàng được tạo điều kiện khuyến khích phát triển và có tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây (doanh thu dịch vụ chuyển phát năm2017 tăng 200% so với năm 2016).

Hạ tầng thanh toán điện tử: Bằng những chính sách thúc đẩy Thanh toán không dùng tiền mặt, chính sách phát triển dịch vụ tài chính (dịch vụ ví điện tử), thời gian qua thanh toán điện tử tại Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc khi thanh toán trực tuyến qua kênh điện thoại di động đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch (tốc độ tăng trưởng thanh toán trực tuyến qua điện thoại diđộng năm 2018 tăng 169,5% so với năm 2017)

Hạ tầng dịch vụ công trực tuyến: Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, chất lượng dịch vụ công trực tuyến tại nước ta ngày càng cải thiện đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho DN

bán lẻ trong việc tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức và ngoài ra còn góp phần tăng hiệu quả quản lý cho cơ quan nhà nước.

Hạ tầng pháp lý: Hạ tầng pháp lý cho DN bán lẻ ứng dụng TMĐT là tương đối đầy đủ và được cập nhập thường xuyên cho phù hợp với thực tế trong nước và xu hướng chung của khu vực và trên thế giới. Gần đây nhất là Luật An ninh mạng (2018) quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng và Luật Thuế sửa đổi (2019) bổ sung quy định nộp thuế trong kinh doanh TMĐT của đối tượng Nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Hạ tầng thanh tra, kiểm tra: Chính phủ, Bộ Công Thương có những chỉ đạo hết sức cấp thiết trước tình trạng hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ xuất hiện tràn lan. Những kế hoạch Thanh tra toàn diện liên tục được thực hiện và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng đặc biệt là cục TMĐT&KTS, cục Quản lý thị trường, cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến hàng hóa trong DN bán lẻ ứng dụng TMĐT. Các buổi hội nghị tập huấn, lớp tập huấn cũng được tăng cường với tần suất cao nhằm bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho cán bộ.

2.4.2. Hạn chế và tồn tại

* Bảo hộ cạnh tranh và bảo đảm môi trường kinh doanh hiện đại

Thứ nhất,mặc dù hạ tầng CNTT&TT ở nước ta có tốc độ phát triển vượt bậc trong thời gian qua, tuy nhiên an toàn an ninh cho hạ tầng còn nhiều hạn chế khi nhiều website, hệ thống mạng chưa được xây dựng theo một tiêu chuẩn thống nhất, thiếu sự kiểm định về an ninh thông tin, an ninh mạng; các phần mềm và thiết bị phần cứng tồn tại lỗ hổng bảo mật nhưng chưa được khắc phục kịp thời. Luật An ninh mạng ra đời chỉ phần nào hạn chế được tình trạng này, cấp thiết cơ quan QLNN phải có những biện pháp thiết thực hơn trong việc đảm bảo an toàn an ninh hạ tầng CNTT&TT trong thời gian tới.

Thứ hai, tỷ lệ chi phí dành cho dịch vụ e-logistics và chuyển phát hiện nay là khácao trong giá bán trực tuyến các sản phẩm hữu hình là một trong các yếu tố dẫn tới giá mua hàng trực tuyến chưa thấp hơn đáng kể so với mua theo phương thức truyền thống, điều này không khuyến khích NTD mua hàng trực tuyến. Đồng thời, chất lượng của dịch

vụ chuyển phát chưa cao, thể hiện qua thời gian giao hàng chưa đúng như thỏa thuận và khách hàng muốn trả hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, hạ tầng thanh toán điện tử hiện nay chưa có sự đồng bộ, kết nối liên thông giữa hệ thống thông tin của các ngân hàng, các ứng dụng thanh toán. Điển hình như thị trường đang có quá nhiều ví điện tử khác nhau và NTD không thể thanh toán tại các cửa hàng trực tuyến khác nhau với cùng một ứng dụng. Mặc dù tăng trưởng ấn tượng trong thanh toán qua thiết bị di động, tuy nhiên thời gian qua tỉ lệ thanh toán điện tử tại Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước láng giềng, phần lớn người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt khi nhận hàng.

Thứ tư, nguồn nhân lực CNTT&TMĐT ở nước ta hiện nay đang thiếu hụt trầm trọng, mặc dù số lượng trường đào tạo liên tục qua các năm nhưng chất lượng đào tạo chưa thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tỷ lệ DN bán lẻ ứng dụng TMĐT gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT&TMĐT có xu hướng ngày càng tăng lên là một rào cản không nhỏ trong việc vận hành và ứng dụng công nghệ mới trên nền tảng CMCN 4.0 tại Việt Nam.

Thứ năm, chính sách pháp luật đối DN bán lẻ ứng dụng TMĐT chưa thể bắt kịp với tốc độ phát triển của TMĐT. Hành lang pháp lý về TMĐT (Nghị định 52/2013/NĐ- CP) đã được xây dựng khá chi tiết, đáp ứng yêu cầu về quản lý TMĐT tại thời điểm ban hành, nhưng tới bây giờ với sự thay đổi liên tục của thị trường TMĐT đặt ra nhiều vấn đề cần điều chỉnh. Mặt khác, chế tài xử lý vi phạm lại chưa đủ mạnh, không đủ tính răn đe, khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật có xu hướng tăng nhanh, việc hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xuất hiện tràn lan trên cửa hàng trực tuyến là một ví dụ điển hình.

* Bảo vệ người tiêu dùng

Quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT chưa có những chế tài đặc thù, đủ sức răn đe để xử lý các hành vi vi phạm, bởi mức xử phạt chưa tương ứng với lợi nhuận mà DN thu được, do đó nhiều DN chấp nhận bị phạt để vi phạm. Điều này khiến niềm tin của NTD hiện nay là chưa cao khi có tới 33% số người dùng internet chưa tham gia mua sắm trực tuyến.

Thông tin người tiêu dùng chưa được đảm bảo an toàn: Trong thời gian vừa qua, việc thường xuyên nhận được các cuộc gọi quảng cáo, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ qua điện thoại đã gây ra rất nhiều phiền toái cho NTD. Mặc dù quảng cáo qua điện thoại đôi lúc cũng đem đến những thông tin bổ ích, có lợi cho NTD, nhưng việc tổ chức, cá nhân kinh doanh thu thập thông tin cá nhân của NTD để sử dụng vào các mục đích chưa được thông báo tới NTD và chưa được NTD chấp nhận là có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD.

Sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo: Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu phát triển xuất hiện tràn lan trên các gian hàng trực tuyến gây mất lòng tin cho NTD. Trong một cuộc khảo sát của cục TMĐT&KTS, lý do lớn nhất mà NTD chưa mua sắm trực tuyến đó là khó kiểm định chất lượng hàng hóa (47%) và không tin tưởng đơn vị bán hàng (43%).

Nguồn: Sách trắng TMĐT Việt Nam

Hình 2.18. Lý do người tiêu dùng chưa mua sắm trực tuyến

Giải quyết tranh chấp: Cơ chế giải quyết tranh chấp truyền thống hiện nay đang tỏ ra thiếu hiệu quả khi số lượng giao dịch trực tuyến kèm theo những vi phạm ngày càng tăng một cách chóng mặt trong thời gian gần đây. NTD e ngại trong việc khiếu nại các vi phạm bởi quy trình giải quyết truyền thống thiếu tính linh hoạt, tốn thời gian tiền bạc, NTD dễ lâm vào cảnh mất nhiều hơn được. Giải quyết tranh chấp bằng hình thức trực tuyến đang là giải pháp hiệu quả mà nhiều nước trên thế giới áp dụng vào trong TMĐT bới tính tự nguyện, linh hoạt, tiết kiệm trong quy trình giải quyết, tuy nhiên tại pháp luật tại Việt Nam hiện nay lại chưa có các quy định về phương thức giải quyết tranh chấp bằng hình thức trực tuyến.

Bảo vệ lợi ích quốc gia và các lợi ích khác

Quản lý thuế: Hiện nay, công tác quản lý kê thuế đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT vẫn gặp khó khăn xuất phát từ đặc trưng vốn có của nền kinh tế số, cũng như các chính sách chưa được hoàn thiện. Các vi phạm về trốn thuế xảy ra càng nhiều gây thất thu Ngân sách nhà nước.

Thu thập thông tin nộp thuế kinh doanh TMĐT có nhiều đặc thù, khó khăn hơn so với nộp thuế kinh doanh truyền thống do thông tin về giao dịch có thể lưu trữ tại máy chủ nước ngoài hoặc người nộp thuế cố tình che giấu thông tin. Năm 2019, Chính phủ đã ban hành Luật Thuế sửa đổi bổ sung các đối tượng nộp thuế trong TMĐT xuyên biên giới, tuy nhiên để có thể quản lý tốt cần có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ ngành, hữu quan. Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn nhiều hạn chế bới yêu cầu cao về năng lực trình độ, kỹ năng...

Mặc dù đã có quy định cụ thể về thời gian áp dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế, tuy nhiên tình trạng DN bán lẻ ứng dụng TMĐT chưa sử dụng hóa đơn điện tử còn rất lớn, một phần các DN bán lẻ chưa quyết liệt và phần lớn DN Việt Nam là DN vừa và nhỏ còn thiếu và yếu về nhiều mặt trong áp dụng hóa đơn điện tử. Tại Việt Nam hầu như chưa có hệ thống kết nối giữa hóa đơn điện tử và cơ quan thuế cũng là một rào cản trong thu thập thông tin nộp thuế của DN.

Chênh lệch khoảng cách số: Bị ảnh hưởng sâu sắc về tính toàn cầu, nhanh chóng và hiệu quả của Internet nên cho tới nay các chính sách TMĐT của Việt Nam ít chú ý tới yếu tổ địa kinh tế và thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng. Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020 đã phần nào quan tâm tới yếu tố này, nhưng cơ bản mới đề cập tới việc nâng cao chất lượng quản lý nhà nước và tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho DN tại các địa phương, đề xuất việc hỗ trợ phát triển TMĐT tại một số vùng kinh tế trọng điểm. Trong khi đó khu vực nông thôn, miền núi, hệ thống kết cấu giao thông vẫn chưa được nâng cấp đúng mức và có đến 80% dân số nông thôn vẫn đang thiếu thốn và chưa nhận được sự hỗ trợ từ dịch vụ hoàn tất đơn hàng, số người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính lên tới 60%. Việc ngày càng gia tăng khoảng cách số giữa khu vực đặc biệt giữa thành phố và nông thôn sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH tại Việt Nam.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong bối cảnh CMCN 4.0, TMĐT B2C tại Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển nhanh về quy mô với nhiều mô hình kinh doanh mới, tuy nhiên tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C tại Việt Nam vẫn rất thấp so với tổng mức bán lẻ cả nước, và có sự chênh lệch khoảng cách số giữa các địa phương. Với số lượng người sử dụng Internet và mạng xã hội ở Việt Nam đang ở mức cao so với thế giới, DN bán lẻ ứng dụng TMĐT tại Việt Nam hứa hẹn sẽ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Trong thời gian qua, Cơ quan QLNN đã có hết sức nỗ lực kiến tạo môi trường phát triển cho DN bán lẻ ứng dụng TMĐT và đạt được một số thành tựu nhất định về hạ tầng CNTT&TT, hạ tầng chuyển phát hỗ trợ, hạ tầng thanh toán điện tử, hạ tầng pháp lý, hạ tầng dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng thanh tra, kiểm tra.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều bất cập trong QLNN đối với DN bán lẻ ứng dụng TMĐT, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của DN bán lẻ, lợi ích của NTD, lợi ích quốc gia và các lợi ích khác. Một số hạn chế và tồn tại có thể kể đến như: An toàn an ninh thông tin cho hạ tầng CNTT&TT còn yếu kém; chi phí dịch vụ hoàn tất đơn hàng còn cao và chỉ tập trung ở các thành phố lớn; hạ tầng thanh toán điện tử chưa đồng bộ; nguồn nhân lực về CNTT&TMĐT thiếu hụt về cả chất lượng và số lượng; khung pháp lý chưa hoàn thiện, chế tài xử lý chưa đủ mạnh...

Niềm tin của NTD với hình thức mua hàng trực tuyến là chưa cao khi có tới một số lượng lớn người dùng internet chưa tham gia mua sắm trực tuyến. Nguyên nhân là do tính đặc thù trong môi trường điện tử, số lượng vi phạm pháp luật ngày càng tăng và khó kiểm soát, mặt khác cơ chế bảo vệ NTD còn nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi cơ quan phải có những giải pháp hết sức cấp bách thiết thực để tăng cường niềm tin cho NTD trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ỨNG DỤNG TMĐT TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ ứng dụng thương mại điện tử (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)