Điều 21 BLLĐ năm 2019 bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ của NSDLĐ và họ tên, chức danh của người giao kết HĐLĐ bên phía NSDLĐ; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước
công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ bên phía NLĐ; Cơng việc và địa điểm làm việc; Thời hạn của HĐLĐ; Mức lương theo cơng việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Chế độ nâng bậc, nâng lương; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
Theo quy định BLLĐ năm 2019 đã quy định cụ thể rõ ràng những nội dung giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên khi vào thực tế áp dụng, các nội dung ghi trong bản HĐLĐ còn sai lệch so với quy định của pháp luật nhất là về những nội dung về tiền lương, thời gian làm việc, địa điểm làm việc. Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau để phân chia tiền lương thành các khoản với mục đích giảm mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cũng như thanh toán hững phúc lợi khác. Trong q trình thực hiện, NSDLĐ khơng thực hiện đúng theo nội dung giao kết trong HĐLĐ nên dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động. Cụ thể, cơng ty đầu tư xây dựng HV ở quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh nợ lương nhiều tháng qua và chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội trong năm 2020; công ty TNHH MTV Nam Nung đóng tại xã Nam Nung, huyện Krongno, tỉnh ĐăkNông nợ 253 cán bộ công nhân viên với số tiền lương trong 3 năm từ 2017-2019 gần 40 tỷ đồng.