hợp đồng lao động
2.4.1. Mục tiêu
BLLĐ năm 2019 đã khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành bộ luật trước đó, đáp ứng những địi hỏi mới của việc quản trị thị trường lao động đang thay đổi phát triển rất nhanh chóng, đồng thời để thực hiện những cam kết quốc tế, phục vụ quá trình hội nhập của Việt Nam, bảo đảm phù hợp, tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhất là các tiêu chuẩn lao động cơ bản, bảo đảm hài hịa lợi ích của NLĐ, NSDLĐ và lợi ích chung của quốc gia.
- Xây dựng thể chế kinh tế định hướng Xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển là tiền đề phát triển lao động;
- Giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn về tuyển dụng, sử dụng lao động góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh;
- Đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực lao động và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
2.4.2. Quan điểm
Dựa trên hệ thống pháp luật lao động xây dựng dựa trên nền tảng Hiến pháp dân chủ và kế thừa, sửa đổi, bổ sung từ các quy định pháp luật lao động: - Pháp luật lao động cần xây dựng phải chứa đựng những giá trị công bằng, nhân văn, chính nghĩa, vì nhân dân lao động và vì con người, là cơng cụ cần thiết “giữ gìn quyền lợi trong quan hệ lao động” và duy trì trật tự xã
hội.
- Đảm bảo tính dân chủ, khách quan, minh bạch trong quá trình xây dựng pháp luật lao động
- Bảo đảm tốt quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ và NSDLĐ;
- Đảm bảo hài hịa lợi ích của NLĐ và NSDLĐ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện nay để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.