Thứ nhất, chế độ thuế với DNTN: Pháp luật quy định về chế độ thuế đối
với DNTN trên nguyên tắc tạo ra “sân chơi” thực sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế, tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ những thành phần kinh tế còn nhiều khó khăn, trong đó có DNTN: i) Lệ phí môn bai; ii)Thuế thu nhập doanh nghiệp; iii) Thuế giá trị gia tăng (VAT); iv) Thuế thu nhập cá nhân; đối với những DNTN sản xuất kinh doanh các mặt hàng và lĩnh vực đặc thù thì pháp luật quy định DNTN phải nộp thêm các loại thuế tương ứng như: i) Thuế tài nguyên; ii) Thuế tiêu thụ đặc biệt; iii) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
độ kế toán đối với DNTN là Luật Kế toán năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Pháp luật quy định, DNTN phải bố trí kế toán và kế trưởng, ngoại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ; đồng thời quy định những người không được làm kế toán để đảm bảo các nguyên tắc kế toán, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong các DNTN.
Kết luận chương 1
Từ kết quả nghiên cứu của các công trình đã được công bố có liên quan, luận văn đã phân tích, tổng hợp làm rõ thêm những vấn đề lý luận về DNTN và pháp luật về DNTN, cụ thể: Làm rõ khái niệm DNTN được thừa nhận, ghi nhận trong pháp luật Việt Nam là: DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân có các đặc điểm là: do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ; về quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý trong DNTN: chỉ có một cá nhân là chủ đầu tư duy nhất, vì vậy cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của DNTN và là người đại diện theo pháp luật của DNTN. Về phân phối lợi nhuận không đặt ra trong DNTN, do toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ chịu mọi rủi ro trong kinh doanh; DNTN không có tư cách pháp nhân, không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn, do đó chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh; cần phải thấy rõ giữa DNTN với Hộ kinh doanh và Công ty TNHH một thành viên có sự tương đồng và khác biệt để có cơ chế phù hợp, cụ thể cho từng loại hình kinh doanh đảm bảo tạo cơ sở pháp lý cho DNTN, Hộ kinh doanh và Công ty TNHH một thành viên phát huy được thế mạnh của mỗi mô hình để kinh doanh có hiệu quả theo nguyên tắc bình đẳng thực chất giữa các mô hình kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tư nhân; DNTN có vai trò là động lực quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta; góp phần huy nguồn lực tự nhân dân và trong xã hội vào sản xuất kinh doanh; góp phần tạo ra các cơ hội việc làm cho mọi người; tạo nguồn thu thuế cho chính phủ, đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước, làm gia tăng tổng sản phẩm quốc dân; góp phần làm cho nền kinh tế phát triển năng động hơn.
Pháp luật về DNTN là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành
lập, hoạt động và chấm dứt tư cách chủ thể (rút khỏi thị trường kinh doanh) của DNTN. Pháp luật về DNTN có 04 đặc điểm cơ bản về phạm vi điều chỉnh; đối tượng điều chỉnh và về chủ thể của pháp luật về DNTN; trong đó đặc điểm quan
trọng về chủ thể của pháp luật về DNTN là không có tư cách pháp nhân. Nội
dung của pháp luật về DNTN bao gồm các quy định về: Thành lập DNTN; Những giới hạn; vốn đầu tư; quản lý; Cho thuê, bán, chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân; chế độ thuế, kế toán đối với doanh nghiệp tư nhân.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT