Quy định của pháp luật về chế độ thuế, kế toán đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 57)

Như vậy, quy định trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm xử lý những tình huống “bất ngờ” trong hoạt động của DNTN. Tại Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2014, chỉ quy định về thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt chứ chưa có quy định riêng đối với DNTN

2.1.6. Quy định của pháp luật về chế độ thuế, kế toán đối với doanh nghiệp tư nhân nghiệp tư nhân

2.1.6.1. Quy định về chế độ thuế với doanh nghiệp tư nhân

Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển các thành phần kinh tế, một mặt tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo ra “sân chơi” thực sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, mặt khác chính sách kinh tế cũng có những hỗ trợ, giúp đỡ những thành phần kinh tế còn nhiều khó khăn, trong đó có DNTN thể hiện trong các văn bản: Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài; Thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về lệ phí môn bài; Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi năm 2014; Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) năm 2008; Luật Thuế Thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi năm 2018; Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nội dung các văn bản trên quy định rõ về:

Thứ nhất, quy định về lệ phí môn bài: DNTN nộp lệ phí môn bài theo quy

định tại Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài, và theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư số 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính. Trong đó nêu rõ mức nộp lệ phí phụ thuộc vào mức vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của DNTN: mức 3 triệu đồng/năm đối với mức vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng và 2

triệu đồng/năm đối với mức vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống.

Thứ hai, quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp từng bước xóa bỏ sự

khác biệt về nghĩa vụ thuế, ưu đãi thuế… giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thuế thu nhập cũng có chính sách ưu đãi bao gồm cả về thuế xuất và miễn thuế, giảm thuế. Thuế xuất ưu đãi được áp dụng đối với một số đối tượng đáp ứng được các điều kiện về khuyến khích đầu tư theo lĩnh vực ngành nghề, số lao động sử dụng, về tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu. chính sách thuế nhằm khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, nhất là DNTN thể hiện khá rõ qua chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, đây là sắc thuế có tác dụng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính phủ và Bộ Tài chính đã có các văn bản chi tiết cụ thể hóa chính sách thuế thu nhập, hiện nay thuế xuất khẩu đã được giảm mạnh để khuyển khích xuất khẩu.

Thứ ba, quy định về thuế giá trị gia tăng (VAT) xóa bỏ sự phân biệt về

nghĩa vụ thuế; mọi tổ chức cá nhân (không phân biệt thành phần kinh tế) sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nhập khẩu hàng hóa là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng”. Nhà nước cũng đã có chính sách giảm, miễn thuế sử dụng đất được áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có quyền sử dụng đất hợp pháp cũng được hưởng các ưu đãi về thuế sử dụng đất, nếu dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư.

Nhìn chung, hệ thống chính sách thuế được sửa đổi bổ sung và từng bước được hoàn thiện, góp phần xây dựng sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển trong đó có DNTN. Tuy nhiên trên thực tế, quy định về quản lý thuế đối với DNTN còn nhiều bất cập. Đó là chính sách thiếu ổn định, lộ trình sửa đổi chính sách thuế theo cam kết hội nhập kinh tế còn chưa công bố rõ ràng, điều này khiến cho các doanh

nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong đầu tư, sản xuất kinh doanh, nhất là những dự án đầu tư dài hạn. trong sắc thuế vẫn còn chứa đựng các yếu tố chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Việc bảo hộ sản xuất trong nước qua thuế chưa thực sự hợp lý, nên chưa khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính sách thuế còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, với nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính tập trung dẫn đến thiếu bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế.

Việc cho phép các cơ quan thuế có quyền ấn định mức thuế phải nộp trong những trường hợp nhất định, song không có tiêu chí định lượng gây nên tình trạng định lượng khi xác định mức thu của các cơ quan thuế. Hơn nữa quy định này cùng là kẽ hở cho các doanh nghiệp lách luật như không thực hiện chế độ kế toán, không đăng ký nộp thuế để hưởng mức thuế khoán. Pháp luật thuế của Việt Nam hiện nay vẫn còn nặng về thu, chưa thực sự là công cụ động viên, thúc đẩy các doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Hầu hết các loại thuế của Việt Nam đang ở mức cao so với mức thuế của một số nước trong khu vực. Ngoài ra phải kể đến do mặc cảm của xã hội đối với DNTN nên công tác quản lý thuế, cách thức tiến hành kê khai, tính thuế, tổ chức thu nộp thuế đối với khu cực thuế ngày còn thể hiện sự phân biệt đối xử. Ngược lại đối với các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù chính sách thuế là thống nhất, nhưng thường được ưu ái từ phía cơ quan Nhà nước (từ chính quyền các cấp đến cơ quan quản lý, thu thuế và cán bộ quản lý) Hơn thế cách giao chỉ tiêu thu ngân sách hiện nay cũng đang là áp lực dẫn đến cơ quan thuế luôn phải tìm đến các đối tượng dễ giao để hoàn thành chỉ tiêu dẫn đến tình trạng lạm thu, nhất là những đối tượng không có điều kiện hạch toán kế toán và thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ (chủ yếu thuộc về DNTN).

Tình trạng hạch sách, nhũng nhiễu của một số cán bộ thuế thoái hóa, biến chất thường nhằm vào DNTN làm cho việc thực thi chính sách thuế bị méo mó,

ảnh hưởng đến chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNTN phát triển của Đảng và Nhà nước.

2.1.6.2. Quy định về chế độ kế toán đối với doanh nghiệp tư nhân

Quy định về chế độ kế toán đối với DNTN được thể hiện trong Luật Kế toán năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành trong đó có Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về một số điều của Luật Kế toán năm 2015; các văn bản hướng dẫn về chế độ kế toán của Bộ Tài chính.

Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) phải có kế toán và bố trí kế toán trưởng. Như vậy, doanh nghiệp phải bố trí kế toán và kế trưởng, ngoại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa bố trí được kế toán trưởng có thể bố trí người phụ trách kế toán trong thời gian 12 tháng, hết thời gian này thì bố trí kế toán trưởng theo quy định của Luật kế toán.

Những người không được làm kế toán: i) Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; ii) Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; iii) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp Luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ DNTN… iv) Người đang làm quản lý, Điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng DNTN…

Từ quy định trên cho thấy, về cơ bản DNTN phải thực hiện chế độ kế toán như các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, điều kiện người được giao nhiệm vụ làm kế toán được quy định thoáng hơn do đặc thù DNTN là tài sản chủ yếu của chủ DNTN nên chủ DNTN toàn quyền quyết định lựa chọn kể cả người thân làm kế toán miễn người đó có đủ điều kiện về năng lực pháp lý, chuyên môn nghiệp vụ theo luật định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay (Trang 53 - 57)