Quy định của pháp luật về cho thuê, bán, chuyển đổi doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 53)

nghiệp tư nhân

2.1.5.1. Quy định về cho thuê doanh nghiệp tư nhân

Thứ nhất, quy định về cho thuê DNTN theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 tại Điều 186

Theo quy định của pháp luật thì chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động cho thuê doanh nghiệp nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.

Thứ hai, các quy định về cho thuê DNTN được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 nêu trên tiếp tục được tái quy định tại Điều 191 Luật Doanh nghiệp 2020 về cho thuê doanh nghiệp tư nhân.

Thứ ba, nội dung quy định của pháp luật về cho thuê DNTN

Cho thuê doanh nghiệp tức là chuyển giao quyền chiếm hữu và sử dụng toàn bộ doanh nghiệp cho người khác trong một thời gian nhất định để thu một khoản tiền nhất định gọi là tiền thuê. Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật chỉ qui định việc cho thuê doanh nghiệp với DNTN và Công ty nhà nước mà thôi.

Cho thuê doanh nghiệp là cho thuê toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp, bao gồm tài sản hữu hình và vô hình như nhà xưởng, máy móc, nguồn nhân

lực, vốn, kể cả tư cách và những vấn đề liên quan đến thương hiệu của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, việc thuê này vẫn chỉ dừng lại ở phần “xác” của doanh nghiệp, chứ không thuê và sử dụng được “hồn” của doanh nghiệp - tức khả năng, uy tín, trí tuệ của chủ doanh nghiệp.

Cho thuê doanh nghiệp là quyền mà pháp luật trao cho chủ DNTN. Việc có cho thuê hay không, lựa chọn ai để cho thuê và giới hạn phạm vi quyền lợi trách nhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp như thế nào hoàn toàn theo sự thỏa thuận trên cơ sở quyền tự quyết của chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc cho thuê doanh nghiệp không làm thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu.

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên, pháp luật khuyến khích sự thỏa thuận và quy định chi tiết trong hợp đồng cho thuê doanh nghiệp về trách nhiệm và quyền lợi cụ thể của chủ sở hữu và người thuê đối với kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân.

Đây là cơ sở để khi có vấn đề trách nhiệm với bên thứ ba về hoạt động của doanh nghiệp thì chủ DNTN phải thực hiện đúng theo chế độ trách nhiệm vô hạn, nhưng sau đó được người thuê đền bù hoặc gánh vác rủi ro nếu đã có thỏa thuận trong hợp đồng.

2.1.5.2. Quy định về bán doanh nghiệp tư nhân

Thứ nhất, bán DNTN theo quy định tại Điều 187 Luật Doanh nghiệp năm 2014: Chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác; sau

khi bán chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác; hai bên bán, mua DNTN phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động; người mua DNTN phải đăng ký thay đổi chủ DNTN theo quy định của Luật này.

nhượng toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp chứ không chuyển nhượng tư cách pháp lý.

Doanh nghiệp tư nhân khi bị bán là bị tách rời khỏi tư cách cá nhân người chủ sở hữu, tách rời khỏi khối tài sản đảm bảo trách nhiệm cho hoạt động của nó. Vì vậy thực chất từ thời điểm bán thì DNTN đó chấm dứt sự tồn tại. Người mua DNTN có thể dùng khối tài sản này để mở rộng hoạt động kinh doanh hiện có của mình, ví dụ như dùng cơ sở vật chất nhân lực đó lập thành một chi nhánh mới của doanh nghiệp, hoặc đăng ký kinh doanh dưới hình thức công ty.

Kể cả trong trường hợp người mua DNTN là một cá nhân và tiến hành đăng ký kinh doanh lại dưới hình thức DNTN với tên doanh nghiệp và toàn bộ cơ sở vật chất nhân lực giữ nguyên như cũ, thì doanh nghiệp vừa được đăng ký kinh doanh này cũng là một DNTN khác, vì các thuộc tính cơ bản của nó như cá nhân chủ sở hữu và khối tài sản riêng của chủ để đảm bảo trách nhiệm cho doanh nghiệp là hoàn toàn khác.

Nhưng Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.

Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật này.

Thứ ba, các quy định nêu trên về bán DNTN được tái quy định tại Điều

192 Luật Doanh nghiệp 2020.

2.1.5.3. Quy định về chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân - Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân

DNTN có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ DNTN nếu đủ các điều kiện theo Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2014: Có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này; Chủ

DNTN phải là chủ sở hữu công ty hoặc thành viên; cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn; chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đã ký với các bên đối tác; cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của DNTN... Luật cũng quy định về thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ các điều kiện; thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc chuyển đổi DNTN thành công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ làm thay đổi về loại hình doanh nghiệp chứ không khiến cho chủ DNTN được miễn trừ các nghĩa vụ bằng toàn bộ tài sản của mình nếu những nghĩa vụ đó chưa được thực hiện.

Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung quy định trên theo hướng mở rộng, cụ thể tại Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty CP hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện: Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này “; Chủ DNTN: cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn; có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó; cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của DNTN.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh, giải thể, phá sản DNTN từ Điều 200 đến Điều 207 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và tái quy định, mở rộng, cụ thể tại các Điều 206 đến Điều 214 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành còn quy định về thực hiện quyền của chủ DNTN trong một số trường hợp đặc biệt, đây là điểm mới trong quy định tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020 về DNTN, cụ thể là 05 trường hợp phát sinh trong quá trình hoạt động của DNTN gồm:

- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.

- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 53)