Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 74)

nhân và nguyên nhân

2.2.2.1. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về doanh nghiệp tư nhân Thứ nhất, DNTN là một chủ thể có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Việc

thực hiện pháp luật của doanh nghiệp cũng có những tác động mạnh mẽ đến các chủ thể khác trong xã hội và sự phát triển của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, KTTN trong đó có DNTN chưa thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế; hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời của các DNTN nhân thiếu ổn định và có chiều hướng giảm…

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2019 [22], Việt Nam có khoảng 17.000 DNTN quy mô lớn và 21.000 DNTN quy mô vừa. Con số này quá khiêm tốn so với tổng số 750.000 doanh nghiệp và quy mô nền kinh tế hiện nay.

Đáng chú ý, mặc dù được xếp hạng là doanh nghiệp lớn nhưng quy mô trung bình còn rất nhỏ bé so với các quốc gia trong khu vực. Các DNTN lớn ở Việt Nam chỉ có quy mô vốn hóa trung bình 186 triệu USD năm 2018, trong khi mức trung bình của các DNTN tại Philippines là 1,2 tỷ USD, Singapore 1,07 tỷ USD, Thái Lan 835 triệu USD, Indonesia 809 triệu USD và Malaysia là 553 triệu USD. Cũng theo Bộ KH-ĐT, thời gian qua, số lượng các doanh

nghiệp tư nhân từ nhỏ vươn lên quy mô vừa và từ quy mô vừa lên quy mô lớn tại Việt Nam rất thấp.

Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có sự sụt giảm khá mạnh mẽ của doanh nghiệp quy mô vừa và lớn trong giai đoạn 5 năm gần đây. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế của những doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, với tỷ lệ xấp xỉ 96%. Trong đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm đa số, tới gần 67%. Hơn 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát phải đi lại nhiều lần để làm thủ tục hành chính. Hơn 58% số doanh nghiệp vẫn gặp nhũng nhiễu. Còn 48%, tương đương với gần 350.000 doanh nghiệp, vẫn phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. Cho dù những tỷ lệ trên đã giảm so với năm 2017 nhưng vẫn còn rất cao, theo nhận định của VCCI[22]. Gần đây, các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam, dù gia tăng về số lượng thành lập nhưng lại nhỏ đi đáng kể về quy mô vốn và lao động trung bình. Một DNTN điển hình hiện nay có chưa đến 20 nhân viên và 1,2 tỷ đồng (54.000 USD) vốn đầu tư cố định [22].

Thứ hai, rào cản đối với DNTN còn khá nhiều, đơn cử như còn có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp với DNTN trong tiếp cận nguồn lực và trong nhận thức của hệ thống chính trị; môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro cao, thiếu sự an toàn, minh bạch; mức độ không an toàn trong kinh doanh từ chính sách vẫn còn cao, đặc biệt là do sự thay đổi nhanh và khó tiên liệu của chính sách; môi trường đầu tư, kinh doanh gặp nhiều rào cản như gia nhập thị trường, kết cấu hạ tầng, tiếp cận thông tin, nguồn lực; quyền tài sản và quyền sở hữu trí tuệ chưa được bảo vệ một cách hiệu quả; chi phí tuân thủ pháp luật trong một số lĩnh vực còn cao, tiếp cận tín dụng còn khó khăn; Môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh; năng lực nội tại của DNTNhạn chế…Hiện nay, về cơ bản, mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong cải cách hành chính, song thủ tục hành chính ở nước ta còn có nhiều hạn chế như: Hình thức đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho

nhân dân, nặng nề, nhiều cửa, nhiều cấp trung gian, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm, không phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa và hội nhập. Nhiều thủ tục hành chính còn thiếu thống nhất...

Về tình trạng DNTN bị hạn chế trong tiếp cận vốn dẫn đến hạn chế về khả năng kinh doanh đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết từ cách đây 30 năm, khi nghiên cứu về Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có DNTN, ông và các đồng nghiệp đã phát hiện ra 3 vấn đề lớn nhất, liên quan mật thiết tới sự phát triển của các doanh nghiệp này tại Việt Nam: “Thứ nhất là vốn, thứ hai là vốn và thứ ba cũng là vốn”. Dù phía cơ quan chức năng, ngân hàng đã cởi mở hơn, nhưng các doanh nghiệp hiện nay vẫn không thể tiếp cận, hoặc sử dụng được vốn ngân hàng. Trong khi đó, khả năng tiếp cận các nguồn vốn khác cũng rất hạn chế. Chưa kể, việc tiếp cận vốn từ quỹ hỗ trợ cũng không thực sự thuận lợi, khi các quỹ này chưa cụ thể hoá các tiêu chí của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, như yếu tố tài sản bảo đảm, tính minh bạch thông tin, các trình tự thủ tục rõ ràng. Cục phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thừa nhận tình trạng thiếu vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh vẫn xảy ra đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là thực trạng đáng buồn đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Vì vậy, hiện nay ở Việt Nam có tình trạng “Những ông chủ nhỏ gánh trên vai lượng việc khổng lồ”. Ví dụ Anh Đại là chủ một DNTN hạng vừa chuyên gia công đồ nội thất để xuất khẩu ở thủ phủ gỗ Dĩ An, Bình Dương. Gần 20 năm theo nghiệp gỗ, anh gây dựng được một doanh nghiệp có khoảng 70 công nhân lao động thường xuyên. Công ty của anh chủ yếu nhận đặt hàng từ những doanh nghiệp lớn xuất đồ gỗ đi châu Âu và Mỹ. Khách chuyển mẫu, anh nhận gia công, rồi chuyển lại cho khách xuất đi.Doanh nghiệp của anh Đại chỉ có khoảng vài người làm việc ở văn phòng gồm anh, một quản đốc, một kế toán và khoảng 70 công nhân. Những công việc mang tính chất quan trọng đều do anh kiêm nhiệm. Từ việc chào hàng, báo giá, làm việc với tối tác, tính toán khối lượng gỗ nguyên liệu,

ngoại giao…Anh Đại vẫn nuôi ước mơ sẽ mở rộng sản xuất, đưa sản phẩm của chính mình thiết kế, mang thương hiệu Việt Nam ra nước ngoài. Gần 10 năm, ước mơ đó vẫn chưa thành sự thật, bởi việc điều chỉnh quy mô không dễ. Vì vẫn đang đối mặt với hàng loạt vấn đề khó khăn, thách thức, thậm chí là bị kìm hãm để phát triển, để bứt lên. Đó cũng là khó khăn chung của nhiều doanh nhân “siêu nhỏ, nhỏ và vừa” hiện nay.Là một công ty gỗ uy tín, công ty của anh Đại ngày càng nhận được nhiều lời đặt hàng. Tuy nhiên, với sức mình, anh Đại không thể nhận tất cả vì bài toán lớn nhất chính là lấy đâu ra vốn để mở rộng quy mô. Ông chủ nào cũng muốn làm lớn hơn, có nhiều đơn hàng hơn. Nhưng chuyện có vốn không hề đơn giản, nhất là tiếp cận tín dụng của ngân hàng. Trong khi DNTN của anh Đại “Không có nhiều tài sản thế chấp, không vay được nhiều. Doanh nghiệp khó được vay mức lãi suất ưu đãi, khoản vay không lớn, thủ tục thẩm định rườm rà. Khi khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp nào cũng tràn đầy kỳ vọng về tương lai. Tuy nhiên, sau khi đi vào sản xuất kinh doanh, các DNTN vấp phải những vấn đề như: tiếp cận vốn, tìm kiếm khách hàng, khả năng thanh toán các chi phí vận hành doanh nghiệp, tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp... Dẫn đến tình trạng không đủ sức tồn tại trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt hơn hoặc khó tiếp cận vốn ngân hàng do đã thế chấp hết các tài sản đã có và hiện nay không thể dùng hàng tồn kho làm tài sản thế chấp để đảm bảo cho vay nữa [33].

Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, có 12% ý kiến cho rằng, khó khăn lớn nhất khi giải quyết thủ tục hành chính; 23% cho biết họ phải dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của nhà nước, gần 30% DN cho biết họ vẫn phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký. Cũng theo đánh giá của các DN, còn nhiều DN cho rằng cán bộ không thân thiện khi giải quyết thủ tục hành chính...

Những lĩnh vực mà DN đang gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính bao gồm: Đất đai (21%), bảo hiểm xã hội (13%), xây dựng (9%),

bảo vệ môi trường (6,5%), đăng ký DN, đăng ký đầu tư (6%)... Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật và việc ban hành văn bản thì còn chồng chéo. Mặc dù, cải cách thủ tục hành chính đã được thực thi nhưng không những không giảm thủ tục hành chính mà còn có chiều hướng tăng lên, nhiều thủ tục hành chính ban hành chưa coi trọng ý kiến các tổ chức cá nhân, chủ yếu là tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước... [33].

Thứ ba, hoạt động thanh, kiểm tra thuế vẫn chưa được cải thiện nhiều,

vẫn có 33% DN được hỏi cho rằng, tồn tại chi phí không chính thức khi thanh kiểm tra thuế. Bên cạnh đó. một trong những điểm đang “trói” doanh nghiệp hiện nay chính là khả năng khó tiên đoán về sự thay đổi và thực thi chính sách pháp luật kinh doanh. Điều này dẫn đến thực tế là quyền tự do kinh doanh có cải thiện nhưng an toàn của doanh nghiệp thì chưa. Do vậy, ứng xử về đầu tư vẫn thiên về ngắn hạn, nhỏ lẻ và không thể mang tính chiến lược dài hạn.

Thứ tư, thực tiễn thực hiện nay cho thấy, các DNTN chưa tích cực thực

hiện pháp luật kinh doanh, tình trạng vi phạm pháp luật của DNTN còn diễn ra khá phổ biến mà rõ nét nhất là trong các lĩnh vực pháp luật về thuế, môi trường và bảo đảm quyền lợi cho người lao động lao động. Tình trạng doanh nghiệp nợ đọng thuế, trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, xả thải gây ô nhiễm môi trường còn xảy ra với số lượng lớn, cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, không quan tâm bảo đảm lợi ích của người lao động... diễn biến phức tạp, có nơi, có lúc rất nghiêm trọng. Đây là những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật hướng tới mục tiêu phát triển bền vững loại hình DNTN. Điều đó đặt ra nhu cầu có các biện pháp thúc đẩy tính tự giác trong thực hiện pháp luật kinh doanh của DNTN.

Thứ năm, chính sách tạo môi trường cho gia nhập các thị trường theo

quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 không còn phù hợp với thực tiễn, tạo gánh nặng chi phí, thời gian cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ, chẳng

hạn thủ tục gia nhập thị trường. Gia nhập thị trường là toàn bộ quá trình từ khi nhà đầu tư bắt đầu thực hiện thủ tục đến lúc có thể tiến hành kinh doanh. Quá trình này theo quy định hiện hành bao gồm 8 bước: đăng ký thành lập doanh nghiệp, khắc dấu, mở tài khoản ngân hàng, nộp thuế môn bài…, với khoảng 20 ngày làm việc, không kể ngày nghỉ và thời gian chờ. So với quốc tế, thủ tục thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí. Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2019, nước ta được xếp hạng 104/190 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số khởi sự kinh doanh [28].

Thứ sáu, quản lý nhà nước đối với DNTN còn nhiều yếu kém: Công tác

dự báo, định hướng, thông tin, nhất là thông tin thị trường, hướng dẫn đối với khu vực DNTN còn yếu kém, bất cập.

Chưa hình thành đồng bộ khung pháp lý cho việc phát triển của các yếu tố thị trường, như thị trường hàng hóa, thị trường vốn (bao gồm cả chứng khoán), thị trường lao động, thị trường công nghệ, thị trường bất động sản (kể cả quyền sử dụng đất) và cho sự hình thành môi trường kinh doanh bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt đối với các DNTN còn nhỏ bé mới hình thành. Do vậy cần hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh; tiến tới một mặt bằng pháp lý và các điều kiện đầu tư, kinh doanh chủ yếu cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển DNTN còn yếu. Chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch phát triển khu vực KTTN nói chung cũng như trong từng ngành, từng địa bàn, thích hợp với từng trình độ để có thể tận dụng và phát huy mọi năng lực, làm căn cứ cho sự định hướng, dẫn dắt phát triển của Nhà nước.

Công tác quản lý nhà nước đối với DNTN đã thể hiện một số hạn chế, như: Năng lực của cơ quan đăng ký kinh doanh ở địa phương còn hạn chế so với yêu cầu phát triển; thiếu sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong khâu

đăng ký và quản lý hoạt động của KTTN nói chung và DNTN nói riêng.

Quản lý nhà nước sau đăng ký kinh doanh còn nhiều bất cập. Mặc dù có nhiều đầu mối tham gia quản lý đối với DNTN, song trên thực tế, không có một cơ quan quản lý nhà nước nào ở Trung ương và ở địa phương theo dõi, nắm chắc được tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của DNTN. Điều này làm hạn chế tính hiệu quả trong quản lý theo hướng chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” mà Nhà nước đang tiến hành.

Nhìn chung các bộ, ngành ở Trung ương và các sở, ngành ở địa phương chưa thực hiện được đầy đủ chức năng quản lý nhà nước đối với DNTN trong lĩnh vực của mình. Cải cách hành chính tiến hành còn chậm, việc kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp còn chồng chéo, kéo dài, gây phiền hà cho cơ sở; chưa có chế tài để xử lý các vi phạm trong đăng ký kinh doanh và những cán bộ nhà nước nhũng nhiễu, gây khó khăn, thiệt hại cho người kinh doanh.

Những hạn chế trên đã dẫn đến tình trạng sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta vẫn chưa có được một thế hệ các doanh nghiệp ngang tầm thế giới. Đây là một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam hiện nay.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luật về doanh nghiệp tư nhân

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, chưa có sự thống nhất cao về lý luận và nhận thức đối với phát

triển DNTN; thể chế về phát triển DNTN, doanh nhân còn nhiều bất cập. Chưa tạo được bước đột phá trong đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với DNTN còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTN trong đó có DNTN đạt hiệu quả chưa cao và còn chưa nghiêm túc.

sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Song, trên thực tế vẫn tồn tại sự e ngại với sự phát triển của DNTN, do các DNTN chưa thực sự tạo được lòng tin cho xã hội. Những hiện tượng DNTN làm ăn phi pháp, kinh doanh không hiệu quả vẫn còn khá phổ biến. Trong khi đó nhận thức cũ về DNTN vẫn tồn tại trong dân, chưa thể sớm khắc phục.

Thứ hai, do môi trường và thể chế có tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng nhất

định tới quá trình kinh doanh của DNTN. Trong đó thể chế chính trị giữ vai trò quan trọng nhất, nó định hướng, chi phối toàn bộ hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng định hướng chính trị nhằm chi phối những quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Hiện nay, môi trường kinh doanh còn thiếu lành mạnh, cạnh tranh thiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay (Trang 63 - 74)